ClockThứ Sáu, 06/09/2019 05:30

Phải đồng nhất cơ cấu giống trong quy trình sản xuất

TTH - Là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh - Phan Ngọc Thọ tại buổi đối thoại với người dân phường Thủy Châu liên quan đến việc sử dụng giống lúa, giá cơ chế phân phối lúa giống theo đơn kiến nghị của ông Võ Dũng, phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy).

Được mùa vụ đông xuânXây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao và ớt đạt tiêu chuẩn VietGAPBước chuyển từ hợp tác xã nông nghiệpGiao lưu trực tuyến “Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp”

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường sử dụng giống xác nhận

Thiếu tiếng nói chung

Theo đơn kiến nghị của ông Võ Dũng, thôn Phù Tây 1, phường Thủy Châu, TX. Hương Thủy, ngày 11/8 thửa ruộng của gia đình và một số hộ dân đến ngày thu hoạch. Người dân có yêu cầu HTX huy động máy gặt nhưng chưa có máy ra gặt nên gia đình phải nhờ một máy gặt nhàn rỗi ra gặt các thửa đã chín sớm. Trong quá trình đó, cán bộ HTX ngăn cản không cho máy gặt với lý do là không phải máy gặt của HTX thuê.

Theo ông Dũng, lúa trên đồng đã chín nên người dân phải gặt ngay nếu không thời tiết xấu sẽ khiến lúa hư hỏng, thậm chí mất trắng. Trong quá trình tranh luận, cán bộ HTX lý giải, do gia đình tự ý làm giống lúa không đúng cơ cấu giống đã thống nhất và HTX đã hợp đồng thuê máy gặt nên việc thuê máy gặt bên ngoài vào gặt không phù hợp. Trong khi đó, theo ông Dũng, giá lúa giống của HTX quá cao nên phải tận dụng giống lúa hiện có.

Ông Dũng đưa ra dẫn chứng, giá bán mỗi kg lúa giống của HTX khoảng 26-27 ngàn đồng/kg, trong khi lúa sau thu hoạch người dân chỉ bán với giá 5.600 ngàn đồng/kg. Chưa kể, thực hiện theo giống lúa HTX đưa ra, người dân gặp nhiều khó khăn vì thời điểm gặt đồng loạt sẽ không có chỗ phơi, phải tận dụng các tuyến đường để phơi, ảnh hưởng đến giao thông.

Trước ý kiến phản ánh của người dân thôn Phù Tây 1, đại diện HTX NN Thủy Châu khẳng định, trước khi chuẩn bị cho mùa vụ mới, HTX đã tiến hành họp dân thông qua cơ cấu giống, kế hoạch gieo trồng… Tại cuộc họp, HTX và xã viên thống nhất cơ cấu giống vụ hè thu sử dụng các giống lúa: KH1, HT1, Hòa Phát 3, mỗi giống lúa được bố trí trên 1 xứ đồng tạo sự đồng bộ thuận lợi trong quá trình sinh trưởng phát triển. Việc tự ý gieo sạ giống lúa khác ngoài khuyến cáo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác, thu hoạch. Về đơn giá, HTX đăng ký mua tại Công ty Giống cây trồng vật nuôi với giá khoảng 25 ngàn đồng/kg giá đến tay người dân 26 ngàn đồng/kg (trong đó, bao gồm chi phí vận chuyển, phục vụ...).

Để đảm bảo sản xuất, ngay từ đầu vụ HTX thuê 14 máy gặt phân bổ đều cho mỗi máy từ 21-22 ha, tránh tình trạng thiếu máy gặt khi toàn tỉnh bước vào thu hoạch đại trà. Vì vậy, việc thuê máy ngoài hợp đồng thuê của HTX cũng ảnh hưởng rất lớn đến vận hành chung.

Phải đồng nhất cơ cấu giống trên một diện tích

Tại cuộc họp, đại diện chính quyền địa phương, ngành nông nghiệp, đơn vị cung ứng giống đều có chung quan điểm lúa giống phải sử dụng giống lúa xác nhận, giống lúa chất lượng. Việc người dân không tuân theo lịch thời vụ, cơ cấu giống sẽ ảnh hưởng đến tiến độ vụ mùa chung…

Ông Hồ Vang, Phó GĐ Sở NN-PTNT khẳng định, chủ trương của tỉnh trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tập trung xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất lượng, có hợp tác tiêu thụ. Để thực hiện chủ trương này, trong 1 vùng sản xuất chỉ nên đầu tư 1 giống lúa, vì chỉ khi đồng nhất giống thì quy trình sản xuất, chăm sóc, thu hoạch mới đồng bộ. Chưa nói việc đồng nhất giống trên 1 xứ đồng sẽ thuận lợi cho công tác làm đất, thủy lợi, chăm bón, thu hoạch.

Tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng hiểu được điều này. Vì thế, quá trình sản xuất, HTX cần tuyên truyền vận động người dân để thống nhất cơ cấu giống. Nếu người dân không đồng tình, có thể thực hiện giải pháp “dồn điền, đổi thửa” cho hộ dân để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Theo ông Vang, để nâng cao năng suất, sản lượng, tỉnh khuyến khích người dân tăng cường sử dụng lúa xác nhận. Hiện, tỷ lệ sử dụng lúa xác nhận khoảng 95% chủ lực là các giống lúa: Khang Dân chiếm 45%, còn lại là các giống HT1, KH1... Quá trình đưa một giống lúa mới vào sản xuất đều trải qua quá trình khảo nghiệm, đánh giá chất lượng giống mới đưa vào trồng đại trà nên không có tình trạng độc quyền giống mà chỉ có bản quyền giống.

Kết luận tại buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, HTX phải làm vai trò chủ đạo trong tuyên truyền vận động người dân trong thực hiện cơ cấu giống, mùa vụ… Đồng thời, HTX cần đổi mới, nâng cao năng lực hoạt động, nhất là liên kết tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, phát huy tính dân chủ trong xã viên. Đề nghị HTX và gia đình ông Dũng thống nhất quan điểm đảm bảo quá trình sản xuất những vụ sau.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, khi đưa những giống lúa mới vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng giống, khả năng chống chịu và giá cả hợp lý, liên kết bao tiêu sản phẩm. Công ty Giống cây trồng vật nuôi phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, khảo nghiệm các giống lúa mới nhưng phải có sự quản lý tránh tình trạng độc quyền giống. Sở NN- PTNT xây dựng cơ chế quản lý, giám sát chất lượng giống, nghiên cứu nguồn gen quý về những giống lúa, sen, thanh trà… Vấn đề sân phơi và tình trạng đốt rơm rạ cũng nghiên cứu xử lý dứt điểm tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top