ClockThứ Tư, 07/05/2014 12:35

Quảng Điền: Bấp bênh nghề chài trên phá Tam Giang

TTH.VN - Khi các loại hình đánh bắt theo kiểu tận diệt như lưới lừ, cào máy, rà điện… xuất hiện thì cũng là lúc nghề quăng chài dần đi vào quên lãng…

Nghề chài trên phá Tam Giang không biết có từ bao giờ, nhưng đến giữa thế kỷ XVI, nghề chài lưới cùng với một số địa danh làng xã đã được nhắc đến trong Ô châu cận lục của Dương Văn An: “Bác Vọng đóng đăng bắt cá, Thủ Lễ đánh cá bằng lưới giăng”.


Quăng chài trên phá Tam Giang

Theo cụ Phan Diễn - một lão ngư có thâm niên 65 năm làm nghề trên phá Tam Giang: “Nghề chài trên phá nhiều và đa dạng. Tùy vào thủy vực và địa hình, tùy từng thời điểm... mà người làm chài khi thì đóng đăng đặt sáo, đặt lừ, khi thì giăng lưới, đóng đáy, bỏ chuôm... Riêng với quăng chài phải am tường thủy triều, con nước, biết tập tính của từng loại cá, loại tôm rồi phải biết nhìn gió, ngó trời …”.

Ngược dòng nước chúng tôi đến thôn Lai Hà, xã Quảng Thái - nơi có đến 80% cư dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Dẫn chúng tôi đi thị sát trên vùng đầm phá mênh mông, anh Phan Tê - Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Thái cho biết: “Trước đây toàn thôn có đến 15 hộ làm nghề quăng chài. Nghề này đòi hỏi sức khỏe, có kỹ thuật và phải là người thâm niên với sông nước, đoán được vùng nào nhiều cá khi đó chài quăng ra mới đánh bắt được nhiều cá, tôm. Tuy nhiên, khi các loại nghề đánh bắt thủy sản theo kiểu tận diệt như lưới lừ, cào máy, rà điện… ra đời khiến nhiều ngư dân phải bỏ nghề quăng chài”.

Rời Quảng Thái chúng tôi đến thôn Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi) đúng lúc bà con đang chuẩn bị đi thả lưới lừ. Khi hỏi đến nghề quăng chài, anh Trần Vọng – Trưởng thôn Ngư Mỹ Thạnh cho biết: “Nghề này trước đây có khoảng 5-7 hộ tham gia nhưng hiện nay chỉ còn lại 1 hộ. Nguyên nhân do thế hệ trẻ chủ yếu tập trung vào lưới lừ (cho thu hoạch nhiều hơn) nên đã lãng quên nghề quăng chài.

Theo anh Trương Tường một ngư dân chuyên sống bằng nghề quăng chài ở thôn Phước Lý (xã Quảng Phước), ngư nghiệp cũng gần như tiểu thương, ai có vốn thì đầu tư lớn, làm vài ba trộ sáo, trộ mùng, hồ nuôi tôm sú mà chúng tôi gọi là “đại nghề”. Còn nghèo như chúng tôi chỉ làm nghề di động, theo nghề quăng chài. Mà nghề này gặp mưa to gió lớn thì cầm chắc bữa đói bữa no. Đó còn chưa kể, do nhiều đối tượng dung xung điện, dã cào… để khai thác nên sản lượng thủy hải sản cạn kiệt dần.

Vừa không có vốn, vừa không nỡ bỏ nghề truyền thống của cha ông nên khổ cũng phải bám chứ biết làm răng, anh Tường cảm thán.

Phá Tam Giang (huyện Quảng Điền) có diện tích trên  2.357 ha với hơn 7 nghìn hộ dân của các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành và thị trấn Sịa sinh sống bằng các loại nghề như nò sáo, miệng đáy, lưới lừ, trộ chuôm và quăng chài.

 

Công Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top