ClockThứ Ba, 06/04/2021 14:14
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG:

Trao cần câu hơn trao con cá - bài 2: Vốn thôi chưa đủ

TTH - Chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Từ nguồn vốn này mỗi năm trên địa bàn tỉnh GQVL cho hàng nghìn lao động với thu nhập ổn định.

Giảm nghèo bền vững: Trao cần câu hơn trao con cá - Bài 1: Câu chuyện từ nhận thức

Vốn vay giải quyết việc làm vẫn khá hạn chế

Theo Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Hương Trà - Trương Công Huy, nguồn vốn cho vay GQVL đến nay vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu. Không phải hộ nào có nhu cầu vay vốn GQVL đều có thể vay được ngay, vì nguồn cho vay thường rất hạn chế, trong khi số hộ có nhu cầu vay vốn lại đông. Không riêng nguồn vốn vay của chương trình GQVL, một số chương trình vay vốn như vay vốn cho hộ mới thoát nghèo… vẫn chưa thật sự đảm bảo.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền chia sẻ, vốn tín dụng chính sách đã và đang hỗ trợ đắc lực cho công tác giảm nghèo trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh sau khi thoát nghèo hay vốn vay GQVL làm chưa đủ để các hộ đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn cho vay cũng chưa đủ lớn để các hộ có thể đầu tư phát triển một cách hiệu quả nhất.

Để giải quyết một phần vốn cho những chương trình hậu thoát nghèo, các địa phương thực hiện ủy thác một phần nguồn vốn từ ngân sách chuyển sang NHCSXH vay vốn đã giải quyết phần nào nhu cầu vốn vay.

Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Văn Đức Thọ thông tin, từ năm 2016 đến nay, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cấp tỉnh đến cấp huyện chuyển sang NHCSXH tỉnh không ngừng tăng lên. Trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW, nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ thực hiện tại UBND cấp tỉnh và 2 đơn vị cấp huyện (TP. Huế và huyện Phong Điền) trích từ ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Từ khi có Chỉ thị 40/CT-TW đến nay, 100% UBND cấp huyện trên địa bàn toàn tỉnh đã trích ngân sách địa phương hàng năm chuyển sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được HĐND và UBND đề ra hàng năm.

Nếu đầu năm 2016, nguồn vốn ủy thác địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay là 35,5 tỷ đồng; đến nay, nguồn vốn ủy thác địa phương đạt 114,6 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ủy thác cấp tỉnh là 78,8 tỷ đồng. Suất đầu tư cho vay bình quân/hộ được nâng từ 19,7 triệu đồng/hộ (năm 2016) lên 32,6 triệu đồng/hộ, góp phần thay đổi đáng kể đời sống của hộ nghèo và người lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Thông qua hoạt động tín dụng chính sách giai đoạn 2016 - 2020 đã tạo điều kiện cho gần 92 ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn; gần 9 ngàn lao động được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm; duy trì và mở rộng giải quyết cho 193 lao động vay vốn để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; tạo điều kiện cho 3.420 học sinh, sinh viên vay vốn để trang trải chi phí học tập; giải quyết cho 2.022 hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để xây dựng nhà ở…

Theo ông Văn Đức Thọ, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn vay, những năm qua, các chương trình tín dụng bước đầu đã lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến  ngư và chuyển giao khoa học kỹ thuật tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho hộ nghèo. Ngân hàng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng các điểm trình diễn và chuyển giao kỹ thuật thâm canh, luân canh, xen canh, ứng dụng giống mới cho nông dân.

“Mức sống của người nghèo, nhất là người nghèo đồng bào dân tộc, người cư trú tại vùng đặc biệt khó khăn còn thấp; hộ mới thoát nghèo còn đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống, nhất là sau mỗi đợt thiên tai, dịch bệnh. Coi công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị gắn với phát triển kinh - tế xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình giảm nghèo; phổ biến các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; giáo dục làm thay đổi nhận thức cho hộ nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Ưu tiên nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất là vùng cao, vùng khó khăn, tăng cường thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn có như thế mới giảm nghèo nhanh và bền vững”, ông Thọ nói.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Return to top