ClockThứ Năm, 30/01/2020 10:12

Xuống đồng chăm lúa

TTH - Thời tiết đầu năm chuyển lạnh nên từ mồng 3 và mồng 4 tết, nông dân trong tỉnh phải tạm gác chuyện vui chơi ngày tết ra đồng chăm lúa, hoa màu đầu năm.

Nông dân Phong Điền tất bật xuống đồng sau tết“Thăm ló ngó đồng”Ra đồng sau TếtXuống đồng sau tết

Không quên đồng ruộng

Ông Nguyễn Văn Thiệu, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền gieo sạ xong 5 sào ruộng trước Tết Nguyên đán. Theo tính toán đến thời điểm này, lúa được gần 10 ngày tuổi vì thế dù đang trong thời điểm nghỉ ngơi ngày tết, nhưng mồng 4 tết, ông đã “khăn gói” xuống đồng bón thúc cho cây lúa. Trước đó một ngày (mồng 3 tết), ông ra đồng cho nước vào ruộng để thuận tiện cho việc bón thúc.

Theo ông Thiệu, thời điểm trước tết tạnh ráo nên gia đình hoàn thành gieo sạ, không tất bật như năm trước. Đầu năm nay, mưa lạnh ít người ra đồng nên ốc bươu vàng phát triển khá nhanh. Ông phải dùng lưới chắn không cho ốc theo nước xâm nhập vào ruộng, giữ mực nước nông hạn chế ốc bươu vàng gây hại. Gia đình cũng chưa vội tỉa dặm, đợi vài ngày tới, thời tiết ấm áp hơn mới bắt đầu để cây sinh trưởng tốt hơn.

Tại xứ đồng Đông Xuân, Hương Xuân (TX. Hương Trà) ngày mồng 4 tết cũng bắt đầu sôi động. Vừa trao lời chúc tết cho người đàn ông ở đám ruộng bên cạnh, ông Trần Toàn tỉ mẩn quan sát từng biểu hiện bất thường của đám ruộng để nhận biết các dấu hiệu bệnh, kịp thời có phương án phòng trừ thích hợp.

“Tham gia các lớp tập huấn mô hình canh tác mới, tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách nhận dạng từng loại sâu bệnh để biết cách can thiệp đúng lúc và đúng thuốc, đảm bảo lúa sạch bệnh. Ví như, thời điểm này là điều kiện tốt để bệnh đạo ôn phát triển, chỉ cần “ham vui” quên đồng ruộng vài ngày bệnh có thể bộc phát làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Do vậy, sau khi làm lễ cúng đưa ông bà, vợ chồng tôi đã bám ruộng đồng, theo dõi tình hình sâu bệnh bảo vệ lúa”, ông Toàn chia sẻ.

Các vùng rau, nông dân cũng thực hiện nhiều giải pháp tránh rét cho hoa màu trong những ngày tết nhằm đảm bảo nguồn cung sau tết. Tại vùng rau hữu cơ Xuân Phú, TP Huế các hộ dân đã tiến hành phủ ni lông các luống rau nhằm hạn chế tác động của mưa lạnh.

Ông Lê Văn Nhớ, phường Xuân Phú chia sẻ, trồng rau hữu cơ dễ bị tác động mưa lạnh nhiều hơn so với trồng rau thông thường vì thế những ngày trời chuyển lạnh, vợ chồng ông bỏ rất nhiều thời gian ra đồng chăm bón. Hiện, giá rau hữu cơ khá cao, lại được bao tiêu nên gia đình có thêm động lực để canh tác.

Sẵn sàng cho mùa vụ

Hiện toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành gieo sạ gần 28.000 ha lúa đông xuân, sắn đã trồng hơn ½ kế hoạch với 2.500 ha; lạc gần 700 ha… Tiến độ gieo trồng các loại rau, đậu, sắn sớm hơn thời vụ 7 đến 10 ngày theo đúng khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số diện tích còn lại sẽ được nông dân đẩy nhanh tiến độ trồng sau tết nhằm đảm bảo quá trình sinh trưởng cây trồng tránh hạn vào cuối vụ gây thiệt hại như năm 2019.

Một trong những tín hiệu vui trong vụ đông xuân chính là phong trào diệt chuột kết hợp ngày chủ nhật xanh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các địa phương, HTX đã bổ sung kinh phí mua thuốc sinh học diệt chuột và thu mua đuôi chuột nhờ đó diện tích bị ảnh hưởng bởi chuột gây hại giảm nhiều so với mọi năm.

Ông Lê Văn Thứ, Giám đốc HTX Đông Phú, xã Quảng An, Quảng Điền chia sẻ, vụ đông xuân này, HTX đưa vào gieo sạ 241 ha lúa chủ yếu là giống lúa dài ngày 4B. Để hạn chế chuột gây hại, từ đầu vụ đến nay, HTX đã tổ chức 5 đợt ra quân diệt chuột. Ngoài nguồn thuốc cấp phát của huyện, HTX chủ động mua hơn 80kg thuốc Raccumin để tiêu diệt chuột, khuyến khích nông dân mua thêm thuốc tăng cường diệt chuột ngay tại ruộng của gia đình. Nhờ đó, tình hình chuột gây hại trên cánh đồng những ngày này giảm đi đáng kể.

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông tin, để vụ đông xuân hiệu quả, ngành nông nghiệp đã triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ người dân. Trong đó, xây dựng lịch thời vụ xuống giống đồng loạt cho từng vùng theo hướng “né rầy, né hạn, mặn”; yêu cầu chuyển đổi những diện tích nguy cơ hạn, xâm nhập mặn; tuyển chọn cơ cấu giống lúa phù hợp ngắn ngày, năng suất cao và phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Chi cục cũng khuyến cáo, thời tiết trong những ngày tới sẽ có nhiều thay đổi. Các địa phương cần tăng cường hướng dẫn nông dân chăm sóc, tỉa dặm và bón phân thúc, điều tiết nước hợp lý để cây lúa phát triển, tăng khả năng chống chịu với sinh vật gây hại. Các HTX và nông dân thường xuyên thăm đồng, sớm phát hiện và dự báo các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và xử lý kịp thời, nhất là bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm đã và đang bị bệnh chưa được phun trừ. Tiếp tục ra quân diệt chuột và ốc bươu vàng để hạn chế mật độ, thiệt hại trên đồng ruộng.

Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sống khỏe” bằng nghề

Khi giới thiệu về Nguyễn Văn Minh Phồn cùng cơ sở sản xuất đồ nhựa nội thất của anh, chị Hà Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, đây là gương sáng trong sản xuất, kinh doanh giỏi, đào tạo nghề, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên địa bàn.

“Sống khỏe” bằng nghề
Anh Ngữ vượt khó thành công

Dù gặp khó do thị lực yếu, nhưng anh Nguyễn Văn Ngữ (xã Hương Phong, TP. Huế) vẫn tạo lập nên cơ ngơi khang trang nhờ hướng đi mới, đó là sản xuất các loại phân hữu cơ cung ứng cho thị trường.

Anh Ngữ vượt khó thành công
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024

Tối 14/10, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024 nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024).

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu toàn quốc 2024
Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân

Với thông điệp “Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe”, Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ IX năm 2024 đã nhận được hàng nghìn ý kiến, đề xuất, kiến nghị, chia sẻ liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nổi bật, có các vấn đề: tái thiết, phục hồi sản xuất sau cơn bão số 3; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp đầu vào; chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.

Lần đầu Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và tư lệnh ngành nông nghiệp cùng đối thoại với nông dân
Return to top