ClockThứ Bảy, 31/10/2020 12:02

Ổn định cuộc sống người dân gắn với phát triển kinh tế- xã hội

TTH.VN - Sáng 31/10, chủ trì cuộc họp về khắc phục hậu quả bão lụt, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ đạo các cấp, các ngành dồn tâm, dồn sức khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề tại các địa phương, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân và chú trọng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục hỗ trợ người dân sau mưa bãoNam Đông: Cây chủ lực kinh tế bị thiệt hại nặngKhẩn trương khắc phục thiệt hại do bão số 9Bão Molave khiến 4 người bị thương, hàng chục nhà tốc mái, nhiều diện tích cây trồng hư hạiNghĩa cử của người dân thị trấn Lăng Cô trong bão số 9A Lưới: Nghiêm cấm các phương tiện lưu thông qua đoạn đường sạt lởCông điện của Thủ tướng: Khẩn trương ứng phó bão số 9Thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương để ứng phó bão số 9

Quan tâm hỗ trợ tấm lợp

Bão số 9 không có người chết nhưng có 17 người bị thương; làm sập, tốc mái, hư hỏng gần 1.300 nhà dân; hàng chục trụ sở cơ quan, trường học bị tốc mái, hư hỏng nặng; 1.509ha cao su và 2.580ha keo gãy đổ; gần 170ha rau màu, hoa quả bị thiệt hại… Tổng thiệt hại do bão số 9 gây ra khoảng 408 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận các giải pháp nhằm sớm ổn định cuộc sống của người dân gắn với đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội các tháng cuối năm 2020.

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới - Nguyễn Mạnh Hùng, những ngày qua, người dân nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân nên không thiếu đói. Tuy nhiên, cơn bão số 9 vừa qua đã làm cho 530 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng nặng. Do vậy đề nghị quan tâm hỗ trợ tấm lợp để người dân sớm lợp lại nhà, ổn định cuộc sống.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành ưu tiên ổn định cuộc sống người dân gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội 2 tháng cuối năm 2020

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TX. Hương Trà - Hà Văn Tuấn cho biết, mưa bão đã làm ngập úng nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả… Do đó cần quan tâm hỗ trợ thêm về giống rau màu, lúa để người dân tiếp tục tái sản xuất, sớm ổn định cuộc sống. Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông - Nguyễn Thanh Hồ cũng cho biết, trên địa bàn ngoài thiệt hại 400 nhà tốc mái, đã có 1.500 ha cao su bị gãy đổ, 35 ha cây ăn quả và 39ha rau màu bị thiệt hại. Đề nghị tỉnh chỉ đạo ngân hàng có chính sách giãn nợ, khoanh nợ cho các hộ dân.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Hồ Sỹ Nguyên cho biết đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ 1.000 tấn lúa giống và 1,5 tấn rau giống, hiện đang đề xuất cấp thêm 5 tấn giống ngô và 2 tấn giống rau. Các địa phương tiếp tục thống kê, đề xuất cụ thể để tỉnh sớm cân đối, phân bổ nguồn giống này.

Hiện, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tiếp tục tiếp nhận, phân bổ hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức đảm bảo kịp thời, công khai trên 45 tỷ đồng hỗ trợ cho bà con vùng bị ảnh hưởng của bão lũ trên địa bàn tỉnh. Sở Tài chính đang tham mưu phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh cho các địa phương…

Nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, công tác phòng chống bão lũ thời gian qua là đồng bộ, quyết liệt. Cả hệ thống chính trị và Nhân dân đã chung sức đồng lòng chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ, sạt lở gây ra. Do bão lũ lịch sử, kỷ lục, xảy ra liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, nên gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

“Hiện nay, còn nhiều người đang mất tích ở sông Rào Trăng chưa  tìm thấy. Chúng tôi đang chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, nhất là quân đội, dồn sức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ”, Chủ tịch UBND tỉnh nói.

Kinh nghiệm rút ra sau thiên tai, lụt bão của tỉnh là đã phát huy vai trò “4 tại chỗ” của các cấp các ngành; thông tin truyền thông và việc chấp hành của người dân rất tốt; tự quản tại chỗ… Về lâu dài, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần nghiên cứu, có phương án di dời những hộ dân sống trong vùng ven sông suối, chân núi đồi, tránh nguy cơ sạt lở. Quản lý dân cư đừng để người dân lấn sông, lấn biển làm nhà. Quản lý công trình thủy lợi, thủy điện từ khi thi công. Có chiến lược về phát triển rừng bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, còn 2 tháng nữa kết thúc năm 2020 nhưng khối lượng công việc còn ngổn ngang do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, bão lụt. Do đó, trước hết, các sở, ngành, địa phương tập trung, dồn tâm, dồn sức khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề tại các địa phương, phục hồi sản xuất, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân.

“Các địa phương phải chủ động cân đối, khẩn trương có phương án chạy đua với thời gian, cứu người là ưu tiên cao nhất, khó mấy cũng không để người dân bị đói, rét, màn trời chiếu đất; huy động lực lượng giúp dân, làm sao con em phải được đi học, trạm xá, bệnh viện phải khôi phục hoạt động cho người dân khám chữa bệnh. Tỉnh sẽ cân đối, hỗ trợ tối đa trong điều kiện có thể”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn

Cùng với đó, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn đầu tư

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ có chuyến kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị tranh thủ thời tiết thuận lợi, đẩy nhanh xây dựng hạ tầng các khu tái định cư ở Hương Sơ, phục vụ bố trí tái định cư di dân khu vực 1 Kinh thành Huế; cố gắng hoàn thành kè và đường đi bộ dọc sông Hương trong năm 2020; tập trung đẩy nhanh chỉnh trang đô thị Huế về vỉa hè, công viên, đường đi bộ...

Về giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, nguồn vốn kế hoạch đầu tư công tỉnh năm 2020 là 4.379 tỷ đồng, lũy kế giải ngân tất cả các nguồn vốn đến ngày 30/9/2020 là 2.182 tỷ đồng, đạt khoảng 50% kế hoạch. Thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong chỉ đạo điều hành thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2020. Tuy nhiên kết quả giải ngân đến nay chưa đạt yêu cầu từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhưng cần bảo đảm chất lượng, không hình thức, lãng phí; gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu và bộ máy phụ trách công việc này, có chế tài mạnh mẽ và xử lý nghiêm các ngành, các địa phương “có tiền mà không tiêu được”. 

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Return to top