ClockThứ Hai, 13/11/2023 16:55

Phát triển tổ chức thông qua sự kết nối đa văn hóa

TTH.VN - Đó là chủ đề chính của hội thảo do Tập đoàn Mitani Sangyo và tập đoàn Aureole (Nhật Bản) phối hợp với Hội Hữu nghị Việt – Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chiều 13/11 tại TP. Huế.

Tạo điều kiện để Tập đoàn Mitani Sangyo tiếp tục đầu tư tại HuếPhó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tiếp và làm việc với đại diện tập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản)Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tiếp lãnh đạo Tập đoàn Mitani SangyoTập đoàn Mitani Sangyo (Nhật Bản) đầu tư vào lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Huế

Các đại biểu tham dự hội thảo  

Từ năm 2015, Tập đoàn Mitani Sangyo đã tổ chức định kỳ hàng năm hội thảo Aureole Conference với chủ đề xuyên suốt là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảy hội thảo trước đây được các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học thảo luận về các vấn đề được quan tâm xoay quanh trọng tâm làm sao "thu hút, nuôi dưỡng và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam". Đây cũng là vấn đề chung mà nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam gặp phải.

Hội thảo lần này với từ khóa “Kết nối đa văn hoá”, đơn vị tổ chức muốn tạo ra một diễn đàn để cùng thảo luận, xem xét về cách thức tạo lập tổ chức có thể tối đa hóa hiệu suất của tổng thể bằng cách chuyển hóa sự đa dạng thành khả năng sáng tạo và năng lực làm việc, dựa trên tiền đề là các nhóm gồm các thành viên đến từ các quốc gia, dân tộc có nguồn gốc văn hóa khác nhau.

Đại diện tập đoàn Mitani Sangyo chia sẻ, Huế luôn được biết đến là một thành phố đang phát triển vốn nổi tiếng với lịch sử và văn hóa lâu đời, là nơi lưu giữ những di sản quý giá thuộc triều đại cuối cùng của Việt Nam. Cùng với việc coi trọng lịch sử và văn hóa truyền thống, tỉnh đang rất tích cực đầu tư vào lĩnh vực CNTT, phát triển nguồn nhân lực, các ngành công nghiệp mới. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng nguồn nhân lực có tay nghề cao và kỳ vọng các nước mà trước tiên là Việt Nam nói chung và Huế nói riêng sẽ chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ sớm để các doanh nghiệp có thể tuyển dụng và gắn bó lâu dài.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch vầ đầu tư Phan Quốc Sơn cho biết, thời gian tới, Thừa Thiên Huế mong muốn được hợp tác với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật Bản phát triển hạ tầng tại Khu Kinh tế, các khu công nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, sản xuất ô tô... tham gia vào chuối giá trị toàn cầu. Đồng thời, đầu tư Khu công nghệ cao về dược phẩm, sinh học, y tế, công nghệ thông tin; phát triển dịch vụ logistics gắn cảng biển, cảng hàng không; đầu tư khu đô thị, khu du lịch đẳng cấp quốc tế. Phát triển các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp văn hóa, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao...

Đây là một trong những sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top