ClockChủ Nhật, 05/03/2023 15:16

Tăng giá trị cho cà phê Việt

Theo các chuyên gia kinh tế, cà phê Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường thế giới, tuy nhiên để tăng giá trị cà phê Việt, doanh nghiệp, nông dân cần chú trọng đầu tư chế biến sâu và sản xuất các loại cà phê sạch đặc trưng của từng vùng miền.

Cần bảo hộ, chế biến sâu và sạch

Theo ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, ở các quốc gia, cà phê đều được bảo hộ nhưng cà phê Robusta của Việt Nam lại hoàn toàn chưa được quốc gia nào bảo hộ. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam cần phải bảo hộ nhằm tăng giá trị cho người sản xuất, nhất là 5 tỉnh Tây Nguyên - thủ phủ của loại cà phê này.

Ông Thái Như Hiệp cũng cho biết, hiện nay, các đơn vị phát triển, gia tăng giá trị cho cà phê ở Việt Nam chủ yếu làm ở phần ngọn mà chưa quan tâm giải quyết phần gốc. "Muốn phát triển phần gốc, các đơn vị, doanh nghiệp, nông dân cần tập trung vào chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm… Để làm được việc này, cần phải có sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà quản lý và người nông dân trong các khâu từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm", ông Thái Như Hiệp khẳng định.

leftcenterrightdel

Đông đảo người dân thưởng thức cà phê tại Lễ hội Tôn vinh cà phê Việt 2023.

Theo ông Thái Như Hiệp, muốn tăng giá trị từ gốc, trước tiên nông dân, doanh nghiệp đều cần có vốn. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp làm nông nghiệp đang phải vay vốn với lãi suất 12%/năm. Đây là nút thắt rất lớn cần tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp đang mong được hỗ trợ bằng các chính sách tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các hợp tác xã. Trong khi đó, đối với các hộ nông dân, họ cần vốn để duy trì sản xuất, đầu tư giống cây trồng và bao tiêu sản phẩm cho đầu ra…

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn cầu (thương hiệu cà phê Meet More) cũng cho rằng, cách làm hiện nay của cà phê Việt Nam chỉ là tự phát, manh mún, không có liên kết nên khó phát triển bền vững. “Trước mắt, muốn nâng giá trị cà phê, chúng ta cần có chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp trong nước tập trung nghiên cứu, đầu tư chế biến sâu để tạo ra các dòng sản phẩm đa dạng và khác biệt nhằm phục vụ thị trường; xây dựng chiến lược truyền thông dài hạn để tập trung tuyên truyền “Người Việt Nam tự hào khi sử dụng hàng Việt” kể cả trong và ngoài nước đối với sản phẩm cà phê”, ông Luận đề xuất.

Trong khi đó, ông Đinh Vĩnh Cường, Chủ tịch CLB Kết nối doanh nhân Việt Nam - Quốc tế cho rằng, hiện nay, muốn phát triển và nâng giá trị cà phê Việt, cần chú trọng đầu tư sản xuất cà phê sạch để đáp ứng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là những thị trường khó tính; đồng thời phải chế biến sâu và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các vùng trồng cà phê lớn để gia tăng giá trị sản phẩm từ các vùng trồng.

Hướng đến xuất khẩu cả chuỗi giá trị

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành cà phê Việt Nam hiện nay vẫn đang xuất khẩu theo “từng món”, nhưng lại nhập khẩu "nguyên một chuỗi giá trị". Dẫn lại câu chuyện thành công của Starbucks, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, hiện nay, Starbucks là thương hiệu toàn cầu và họ xuất khẩu cả một quy trình, công nghệ cà phê cũng như cả một không gian bán hàng, trong khi chúng ta lại chưa làm được như vậy.

“Qua quan sát, tôi thấy chúng ta chủ yếu nhập khẩu để phục vụ cho những chuỗi thương hiệu cà phê lớn hoặc những sản phẩm cho du khách trong các cơ sở lưu trú - mà người ta quen dùng. Vì vậy, muốn xuất khẩu chuỗi giá trị, chúng ta phải làm sao có nhiều thương hiệu cà phê được hình thành tại Việt Nam, do công ty Việt Nam sản xuất”, ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, chúng ta cũng cần có các phòng trưng bày về nông sản Việt tại các thành phố và tại các nước để giới thiệu, cũng như xúc tiến thương mại thường xuyên giữa các doanh nghiệp các nước. Ở các nước, chúng ta có thể liên kết và truyền thông, giới thiệu đến các hội cựu sinh viên Việt Nam, cộng đồng Người Việt Nam tại nước sở tại về các sản phẩm nông sản Việt để mọi người biết và ủng hộ sản phẩm của người Việt.

leftcenterrightdel

Người dân tham gia Lễ hội cà phê tại TP Hồ Chí Minh.

Liên quan đến hỗ trợ của ngành Công Thương cho việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt, bà Bùi Hoàng Yến, Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại TP Hồ Chí Minh cho biết, vừa qua Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ nâng cao giá trị, thương hiệu cho nông sản nói chung, cà phê nói riêng. Cụ thể, Cục phối hợp các bộ, ban ngành huấn luyện cho hộ nông dân thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng số; tuyên truyền về sự thay đổi của thị trường sau COVID-19; phối hợp với các tổ chức nước ngoài hướng dẫn bà con sản xuất đạt chứng nhận quốc tế; tổ chức các đoàn tham dự những chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài…

Cũng theo bà Bùi Hoàng Yến, để nâng cao giá trị và thương hiệu cà phê Việt, các doanh nghiệp cần có sự phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm có thay đổi phù hợp. Đặc biệt cũng khuyến cáo doanh nghiệp có sự thay đổi trong các khâu như nhân viên phụ trách sale xuất khẩu và thu mua hàng hóa; bởi ngoài tham gia hội chợ trực tiếp, xu thế quốc tế hiện đang có phiên bản hội chợ online và kỹ năng bán hàng phải thay đổi về logic, suy nghĩ...

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách

Trong không gian Viện Pháp Huế, số 1 Lê Hồng Phong, nhà văn viễn tưởng nổi tiếng người Pháp Bernard Werber đã có buổi giao lưu, trò chuyện cùng khán giả cố đô và giới thiệu hai tác phẩm tâm đắc của ông: “Bộ Ba Kiến" và "Chiếc hộp Pandora".

Bernard chọn quán cà phê trong Đại Nội để ngồi viết sách
Cà phê khởi nghiệp

Định kỳ giữa tháng, Câu lạc bộ Khởi nghiệp Huế lại tổ chức chương trình talkshow với chủ đề “Thấu hiểu để kết nối” tại địa điểm quen thuộc là Drone Coffee (19 Lê Quang Đạo, TP. Huế). Với một khoản chi phí nhỏ (50.000 đồng), các thành viên CLB và khán giả quan tâm sẽ được phục vụ một thức uống miễn phí và lắng nghe những câu chuyện và kiến thức kinh doanh từ hai vị khách mời.

Cà phê khởi nghiệp
Tiện lợi “cà phê mang đi”

Cà phê mang đi ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã khá quen thuộc, nhưng ở Huế, thời gian gần đây mô hình kinh doanh mới này trở thành xu hướng.

Tiện lợi “cà phê mang đi”
Thông tin doanh nghiệp
Cùng thưởng thức cà phê đặc sản trong không gian phong cách mới tại XLIII Coffee Hội An

Cà phê đặc sản là loại cà phê mang hương vị vô cùng đặc biệt với nét chua thanh mà bất kỳ ai nếm quá một lần sẽ khó mà quên được. Mang trong mình sứ mệnh lan tỏa hương vị cafe đặc sản, XLIII Coffee mới đây đã cho ra mắt thêm XLIII Coffee Hội An với phong cách minimalist siêu độc đáo. Là một tín đồ đam mê cà phê Specialty thì không nên bỏ địa chỉ mới siêu hot này nhé.

Cùng thưởng thức cà phê đặc sản trong không gian phong cách mới tại XLIII Coffee Hội An

TIN MỚI

Return to top