ClockChủ Nhật, 20/08/2023 07:49

Tăng tốc chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Chuyển đổi số đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cài đặt và sử dụng ứng dụng VssIDCùng doanh nghiệp vượt khóGiải quyết các "điểm nghẽn", thúc đẩy chuyển đổi số Chuyển đổi số đối với các đài phát thanh, truyền hình

leftcenterrightdel
Công nhân Công ty TNHH Vander Leun (Hải Phòng) kiểm tra thiết bị điện.  

Song, để chuyển đổi số trong doanh nghiệp đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có cách tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số.

Chuyển đổi tư duy, nhận thức

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển hạ tầng số, thu hẹp khoảng cách số. Trong đó, chuyển đổi số là phương tiện chủ đạo, chủ trương đúng đắn, tiên phong và cách mạng.

Thực tế triển khai tại một số doanh nghiệp, địa phương cho thấy, quá trình chuyển đổi số chỉ được xem như công việc ngoài chuyên môn, ngoài mục tiêu chính trị, kinh tế đang thực hiện. Việc nhận thức, lựa chọn công nghệ, hệ sinh thái, con người và năng lực tài chính có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa được quan tâm đúng mức. Tư duy này đang là rào cản, thách thức khiến quá trình chuyển đổi khó thực hiện thành công.

Nhớ lại câu chuyện manh nha ý định áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cách đây 5-7 năm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức Vũ Thị Ngọc Anh chia sẻ, khi bắt đầu áp dụng chuyển đổi số, nhiều nhân viên, thậm chí cán bộ quản lý của công ty chưa theo kịp công nghệ mới cho nên phản đối gay gắt vì cho rằng phức tạp, họ ngại khi phải làm lại từ đầu. Do chưa thấy rõ lợi ích của việc áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp, một số cá nhân không chịu làm hoặc làm đối phó, vừa áp dụng vừa chỉnh sửa, khiến công việc càng làm càng rối,…

Một số đơn vị do thiếu kinh nghiệm cho nên áp dụng cùng lúc nhiều phần mềm, công nghệ, khiến dữ liệu và hệ thống thiếu liên kết, không đồng bộ trong truy xuất, dẫn tới nhiều sai sót, cả hệ thống liên tục trục trặc và khá rời rạc. Những thách thức nêu trên đã từng khiến tiến trình chuyển đổi số tại công ty rơi vào tình cảnh “bế tắc” do không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào cho đúng. Vì vậy, chuyển đổi số đang là một bài toán lớn đặt ra cho toàn bộ doanh nghiệp.

Để giải quyết được bài toán ấy, trước tiên người đứng đầu doanh nghiệp cần phải có tư duy số, hành động số. Tiếp sau đó mới tính đến việc số hóa, đổi mới từ hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số; chuyển đổi từ những kết quả số hóa để xây dựng hệ thống báo cáo quản trị có tính liên kết với cơ sở dữ liệu; cuối cùng là chuyển đổi toàn diện. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số không thành công hoặc nhầm lẫn giữa số hóa dữ liệu với chuyển đổi số, do vướng về vấn đề tài chính và thiếu am hiểu về công nghệ của người đứng đầu doanh nghiệp.

Nhân lực - yếu tố quyết định

Theo một khảo sát mới đây của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 23,8% số doanh nghiệp được khảo sát biết về chuyển đổi số nhưng thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện; 90% số doanh nghiệp được khảo sát đang cho thấy việc chuyển đổi số chưa thành công.

Chỉ có 11% số doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi số, 89% số doanh nghiệp còn lại đang “lạc lối” trong quá trình chuyển đổi số với bốn lý do chính như: Nhận thức sai lầm, không gắn kết được lợi ích của chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh, thiếu nguồn lực cần thiết và thiếu hệ sinh thái số thuận lợi. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đều cho rằng, chuyển đổi số là “sân chơi” của những ông lớn.

Phó Chủ tịch VCCI Bùi Trung Nghĩa đánh giá, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thì việc ứng dụng các sáng kiến số và giải pháp công nghệ số sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm giá trị kinh tế-xã hội theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang được đánh giá còn nhiều rào cản do nền tảng chất lượng doanh nghiệp chưa đồng đều, trình độ quản lý tương đối thấp, công nghệ số cung cấp chưa đầy đủ,... Do đó, chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết liệt, đổi mới cả tư duy lẫn hành động, từ cơ quan quản lý cũng như từ phía doanh nghiệp, tổ chức và chính quyền các địa phương. Chuyển đổi số không chỉ đầu tư về mặt công nghệ, mà còn chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, nguồn nhân lực.

Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022, có đến 48,8% số doanh nghiệp từng chuyển đổi số nhưng hiện không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, nhưng theo các chuyên gia, trước hết là do nhận thức, tư duy chưa đúng của lãnh đạo doanh nghiệp về chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp vừa sử dụng các giải pháp công nghệ số được một thời gian ngắn, nhưng do thấy không hiệu quả hoặc phải dành nhiều chi phí cho đầu tư công nghệ ban đầu cho nên đã dừng triển khai tiếp.

Theo tính toán, thực tế chi phí công nghệ trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% tổng chi phí cho chuyển đổi số. Việc mua phần mềm ứng dụng vào hoạt động kinh doanh không khó, vấn đề là phải khai thác được giá trị của nó; tư duy và am hiểu về chuyển đổi số mới là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Muốn vậy, chủ doanh nghiệp phải nắm vững những vấn đề nội tại của mình, cách thức triển khai cần dựa trên năng lực và thực trạng của từng doanh nghiệp; trên cơ sở đó, tìm kiếm, ứng dụng công nghệ phù hợp, cho đúng, cho đủ với doanh nghiệp.

Chỉ khi đặt ra đề bài và có quy trình thực hiện rõ ràng mới có cơ sở để làm việc với đối tác về chuyển đổi số, khi đó họ cũng nắm và hiểu rõ các vấn đề của doanh nghiệp, để đưa ra phương án triển khai một cách phù hợp và hiệu quả.

Theo Nhân Dân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực

Chiều 19/7, tại huyện Phong Điền, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các huyện, thị, thành phố, các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc Sở.

Ưu tiên chuyển đổi số ngành Y tế trên ba lĩnh vực
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

TIN MỚI

Return to top