ClockThứ Bảy, 26/09/2020 13:15

Tham vấn người trồng cây xanh

TTH - Cơn bão số 5 đi qua, thiệt hại nặng nề nhất là hệ thống cây xanh.

Huế sau khi bão quaTái thiết & bảo tồn “đặc trưng cây xanh” đô thị Huế

Ra quân thu gom cây xanh ngã, đổ sau bão. Ảnh: BẢO CHÂU

Quan sát hệ thống cây xanh ở nhiều tuyến đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy cây bị đổ, bật gốc nhiều nhất là những loại cây mới trồng – khi trồng cây đã lớn, có khi đường kính trên dưới 20cm. Những cây lâu năm cũng có ngã đổ nhưng ít hơn. Những cây bị gãy cành nhiều nhất vẫn là bằng lăng, phượng… Có vẻ như các loại cây có sức chịu đựng dẻo dai nhất là long não, muối, xà cừ.

Huế có tỷ lệ mật độ cây xanh cao vào hàng nhất nước. Gần đây, chương trình xây dựng Huế xanh - sạch - sáng đã làm cho Huế đẹp hơn. Cây xanh được tăng cường trồng ở nhiều tuyến đường làm cho Huế xanh hơn.

Tuy nhiên, khi cơn bão đi qua, cái sự làm cho “xanh nhanh” cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Cũng giống như một tòa nhà vậy, móng có chắc thì công trình mới vững. Đối với cây xanh, rễ có bám chặt vào lòng đất thì sức chịu đựng mưa gió sẽ bền bỉ hơn. Cho nên, mới đặt ra vấn đề phát triển cây xanh bền vững.

Sáng chủ nhật (20/9) là một "Ngày Chủ nhật xanh" đặc biệt, nhiều lực lượng được huy động để dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ. Chúng ta thấy một tinh thần vì thành phố Huế hiện diện khắp nơi. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đi kiểm tra việc dọn dẹp cây xanh trong ngày này, ngoài động viên mọi người, ông còn yêu cầu: “Lãnh đạo TP. Huế, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và các các đơn vị liên quan cần có đánh giá thấu đáo, nghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng theo hướng bền vững, chống chịu được với gió bão”.

Tôi có cảm nhận, khi chỉ đạo điều này, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ dường như nhận ra một điều, phát triển cây xanh công cộng ở TP. Huế có những điểm chưa thật sự bền vững?

Phát triển cây xanh là điều ai cũng mong muốn. Với Huế, một đô thị sinh thái thì sự mong muốn càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Cây xanh làm đẹp cho cảnh quan, làm dễ chịu cho cuộc sống và cây xanh cũng góp phần sinh ra… tiền từ những du khách yêu Huế, muốn đến Huế…

Lâu nay trồng cây xanh công cộng như thế nào, có lẽ người dân, những người sống lâu năm ở Huế chưa được tham vấn? Có thể người dân bình thường họ không có kiến thức về cây xanh như những nhà khoa học chuyên ngành nhưng họ có kinh nghiệm. Sống trên một vùng đất thường xuyên bị lũ lụt, mưa gió… họ biết loại cây nào có sức chống chọi với thiên tai mạnh mẽ. Thêm ý kiến tham vấn của họ cũng chẳng phải là thừa! Và điều này đã được Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ lưu ý: “Một số loại cây không phù hợp tại một tuyến đường cần sớm được thay thế. Phải lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, ý kiến từ người dân, những người sống lâu năm ở Huế để chọn được những loại cây chống chịu được với gió bão, những loại cây đặc trưng của xứ Huế".

Trồng cây gì thì có lẽ các chuyên gia tư vấn sẽ thấu đáo hơn. Nhưng cách trồng, người viết nghĩ thế này: Vì mục tiêu “xanh nhanh” nên chúng ta có thể chấp nhận đánh đổi những rủi ro (có thể xảy ra) trồng ngay cây lớn, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng ví dụ khi đã chọn được loại cây phù hợp rồi, chúng ta nên trồng xen kẽ những cây lớn ươm từ nơi khác đưa về và những cây phát triển từ cây con. Chính những cây con này khi lớn lên rễ sẽ bám sâu vào lòng đất, có lẽ sức chống chịu với mưa gió sẽ mạnh mẽ hơn, vì vậy nó bền vững hơn.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rèm xanh” cho căn nhà

Phủ xanh ngôi nhà bằng các loài cây leo là xu hướng được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây. Như những “tấm rèm xanh” tự nhiên, những dàn cây leo không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ nắng mưa, tạo nên không gian xanh mát, trong lành và dễ chịu giữa chốn đô thị.

“Rèm xanh” cho căn nhà
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị
Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

Chiều 5/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị liên quan về giải pháp giám sát, quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường giám sát, quản lý trật tự đô thị

TIN MỚI

Return to top