ClockThứ Ba, 10/11/2015 09:32

Thoái vốn Nhà nước: Ai có thể bỏ 2,5 tỷ USD "gom" Vinamilk?

TTH.VN - Với trị giá hàng tỷ USD, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng có đủ tiền để mua hết toàn bộ hơn 45% cổ phần sở hữu của SCIC tại "con gà đẻ trứng vàng" Vinamilk. 

Thương vụ tỷ đô

Chính phủ đã quyết định thoái toàn bộ vốn Nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn, trong đó có Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) - vốn được mệnh danh là “quả trứng vàng tỷ USD” với mức cổ tức vài nghìn tỷ đồng mang lại mỗi năm.

Theo ước tính, số cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tại Vinamilk có giá trị vào khoảng trên dưới 2,5 tỷ USD. Và câu chuyện nhà đầu tư nào có đủ tiền để gom hết số lượng cổ phần này đã làm tốn không ít giấy mực của giới truyền thông trong thời gian qua.

Với trị giá hàng tỷ USD, không phải nhà đầu tư trong nước nào cũng có đủ tiền để bỏ ra mua hết toàn bộ số cổ phần này. Còn nếu xé lẻ ra để bán sẽ cần phải có một lộ trình dài hơi nên cũng không phải là phương án được ưu tiên trong bối cảnh Chính phủ muốn thoái vốn nhanh để thu tiền về ngân sách.

Mới đây, rộ lên thông tin về Tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore là Frasser & Neave (F&N) gửi thư chào mua 45% cổ phần của SCIC tại Vinamilk với giá 4 tỷ USD. Hiện F&N thông qua công ty con là F&N Dairy Investment đang là cổ đông lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 11%. Nếu mua thêm 45% cổ phần của Vinamilk, F&N sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 56%, “thừa” để nắm quyền chi phí doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa của Việt Nam.

Trong một động thái khác, Vinamilk kiến nghị Chính phủ cho phép nâng giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room) từ mức tối đa 49% hiện tại lên 100% với lý do ngành sữa không phải ngành nghề nhạy cảm, không ảnh hưởng tới an ninh lương thực. Về lộ trình thoái vốn, Vinamilk cho rằng, SCIC nên sớm công bố rõ ràng và không nên chia nhỏ số lượng cổ phần mỗi lần thoái vốn, chỉ nên chia thành 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu bán 10% vốn điều lệ của Vinamilk.

Mặc dù, ngay sau đó, F&N đưa ra phủ nhận nhưng giới tài chính vẫn không thể phủ nhận một điều rằng, Vinamilk có sức hút rất lớn với nhà đầu tư nước ngoài và bản thân Vinamilk cũng “ưa thích” kịch bản bán cổ phần tại SCIC cho một đối tác ngoại.

Cẩn trọng với “cá mập” nước ngoài

Trao đổi tại buổi họp báo tuần qua, chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, ông Glenn Maguire cho rằng, trong quá trình cổ phần hóa, mối quan tâm được đặt ra hàng đầu chính là sự công bằng và đối xử bình đẳng. Đặc biệt trong một nền kinh tế phát triển nhanh và đa dạng như Việt Nam, việc thâu tóm được những món cổ phần này mang lại rất nhiều lợi ích.

Ông Glenn Maguire cho rằng, nhiều tập đoàn đa quốc gia chắc chắn sẽ quan tâm tới cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước có thương hiệu lớn và đang làm ăn kinh doanh có lãi như trường hợp của Vinamilk. Tuy nhiên, cần phải lưu ý nếu không làm tốt quá trình thoái vốn sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài chiếm lấy cổ phần của doanh nghiệp nhà nước lớn của Việt Nam.

“Họ sẽ tận dụng lợi thế lao động giá rẻ để đầu tư, kiếm lời sau đó chuyển lợi nhuận về nước. Do đó, cần phải áp dụng cách thức thoái vốn từ từ và thận trọng, không nên làm ngay một lúc để tránh đổ vỡ”, ông Glenn nói.

Nhiều chuyên gia cũng quan ngại với trường hợp một doanh nghiệp đầu ngành như Vinamilk "rơi vào tay" nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành phát biểu: “Chủ trương thoái vốn là đúng đắn nhưng cần làm cẩn trọng. Nếu nâng sở hữu lên 100% cho nhà đầu tư nước ngoài, giá cổ phiếu Vinamilk sẽ tăng cao và chỉ nhà đầu tư ngoại mới có tiền để mua và mua được”.

“10 doanh nghiệp thoái vốn, trong đó lớn nhất là Vinamilk đang là một miếng ngon mà doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân Việt muốn mua, muốn ăn và đủ khả năng sở hữu thì sao lại phải bán cho nước ngoài? Như vậy, sẽ không khác gì câu chuyện, đồ ngon, thực phẩm sạch thì lại mang xuất khẩu còn thực phẩm không ngon để lại trong nước cho dân mình dùng”, ông nói thêm.

Đồng quan điểm, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng: “Chúng ta cần phải giữ thương hiệu Vinamilk, nếu không thị trường sữa sẽ bị nước ngoài thao túng và dễ dẫn tới độc quyền".

Còn theo TS Nguyễn Đức Thành: "Với các nhà đầu tư, cần có sự mở rộng bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Còn về nghiệp vụ, SCIC, người đại diện vốn Nhà nước phải làm sao để có giá tốt trên cơ sở không tỏ ra hấp tấp, vội vàng, cuống quýt”.

Phương Dung (Theo Dân trí)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Return to top