ClockThứ Bảy, 09/09/2023 14:22

Cho vay bằng phương thức điện tử sẽ tăng khả năng tiếp cận vốn

TTH - Bắt đầu từ 1/9, hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử sẽ thuận lợi hơn khi Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành là thông tin ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế chia sẻ với Báo Thừa Thiên Huế.

Đa dạng kênh tiếp cận tín dụngGỡ khó trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng

 Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế

Theo Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 06). Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2023, bổ sung thêm nhiều quy định mới, trong đó có nội dung cho vay bằng phương tiện điện tử.

Vậy, Thông tư 06 quy định như thế nào về cho vay bằng phương tiện điện tử thưa ông?

Thông tư 06 bổ sung 1 khoản mục riêng quy đinh cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức tín dụng (TCTD) có đầy đủ khuôn khổ pháp lý để triển khai một, một số khâu hoặc toàn bộ quy trình cho vay bằng phương tiện điện tử. Cụ thể quy định, những nguyên tắc áp dụng chung phù hợp đặc điểm hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của TCTD; nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương tiện điện tử áp dụng đối với khách hàng là cá nhân, vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, lần đầu thiết lập mối quan hệ tại TCTD.

Khách hàng có thể tiếp cận vốn thông qua phương thức điện tử 

Thông tư 06 cũng quy định dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống và được nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định không vượt quá 100 triệu đồng tại một TCTD. Một số quy định về thẩm định và quyết định cho vay; hồ sơ đề nghị vay vốn; thỏa thuận cho vay để tạo điều kiện cho TCTD có cơ sở giao kết thỏa thuận cho vay với khách hàng dưới hình thức hợp đồng điện tử phù hợp với đặc thù cho vay trên môi trường điện tử; lưu giữ hồ sơ cho vay để phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay được số hóa trên môi trường điện tử.

Các quy định về việc TCTD ban hành quy định nội bộ về cho vay bao gồm quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử; quy định về phương tiện thanh toán được sử dụng để giải ngân vốn cho vay cũng được quy định chi tiết tại Thông tư này.

Trước đây, hình thức cho vay bằng phương tiện điện tử có được các TCTD triển khai? Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?

Luật Tổ chức tín dụng có quy định, TCTD được thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của NHNN về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Tuy nhiên, chưa có quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể liên quan đến cho vay bằng phương thức điện tử nên các TCTD chưa mạnh dạn triển khai hình thức cho vay này trong những giai đoạn trước đây.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã triển khai cho vay bằng phương tiện điện tử. Chẳng hạn như Agribank đã đẩy mạnh các giải pháp nhằm cải tiến hồ sơ, thủ tục cho vay, giải pháp không dùng tiền mặt trong hoạt động tín dụng thông qua hệ thống thu nợ tự động Center cut. BIDV cũng ứng dụng phương tiện điện tử từ việc tiếp nhận nhu cầu vay vốn (ibank) đến khởi tạo, thực hiện và quản lý khoản vay. BIDV hướng tới tăng cường tính tự động trong quy trình cấp tín dụng, ứng dụng công nghệ trong quản lý khách hàng, phân tích tài chính…Vietcombank đã đưa hệ thống CLOS hỗ trợ phê duyệt khởi tạo khoản vay khách hàng bán buôn, hệ hống RLOS hỗ trợ phê duyệt khởi tạo khoản vay của khách hàng bán lẻ…; đồng thời, nghiên cứu áp dụng chữ ký số trong công tác thẩm định tín dụng…

Các ngân hàng khác cũng đã ứng dụng công nghệ số triển khai cho vay bằng phương tiện điện tử.

Theo ông, việc ban hành quy định về cho vay bằng phương tiện điện tử sẽ có lợi ích gì trong nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng?

Hiện nay, nhu cầu vay vốn thông qua hình thức điện tử ngày càng gia tăng đi cùng với sự phát triển và quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng nhằm đáp ứng Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Do đó, để tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của các TCTD đối với khách hàng, NHNN Việt Nam đã đưa nội dung này vào trong Thông tư 06. Điều này sẽ thúc đẩy các TCTD chủ động ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào hoạt động cho vay, góp phần đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian xử lý khoản vay, khách hàng thậm chí không phải đến trực tiếp ngân hàng để làm hồ sơ vay vốn đối với các khoản vay có giá trị nhỏ.

Từ đây, khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng thông qua phương thức cho vay điện tử.

Theo ông những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện cho vay qua hình thức điện tử là gì? Và để đảm bảo an toàn cho hình thức vay điện tử này, các TCTD cần làm gì? Các giải pháp quản lý của NHNN đối với hình thức vay này?

Các giao dịch tài chính nói chung và cho vay bằng phương tiện điện tử nói riêng đều thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số nên sẽ tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thông tin cá nhân, bảo mật thông tin. Để đảm bảo an toàn khi triển khai hình thức cho vay này, các TCTD cần tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu và bảo mật thông tin, các quy định về phòng, chống rửa tiền, các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đây cũng là các nguyên tắc, yêu cầu trong cho vay bằng phương tiện điện tử đã được NHNN Việt Nam quy định chặt chẽ tại Thông tư 06 cũng như các văn bản pháp luật liên quan.

Trong bối cảnh hiện nay, các khoản vay phát sinh trên môi trường số chủ yếu là các khoản vay cá nhân, nhỏ lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng, nhu cầu đời sống và mức độ ứng dụng công nghệ, phương tiện điện tử vào hoạt động cho vay giữa các TCTD không đồng đều. Do đó, để đảm bảo an toàn hoạt động cho vay và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của TCTD, trước mắt Thông tư 06 quy định giới hạn cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống không vượt 100 triệu đồng tại một TCTD.

Để đảm bảo Thông tư 06 đi vào đời cuộc sống, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ có những giải pháp nào?

Để đảm bảo Thông tư 06 đi vào đời sống, NHNN Việt Nam đã tổ chức tập huấn nhằm triển khai Thông tư mới đến tất các các TCTD đồng thời trao đổi, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã yêu cầu các TCTD khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị, ban hành các hướng dẫn nội bộ nhằm triển khai cho vay theo Thông tư 06, kịp thời báo cáo về NHNN những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tiễn để NHNN hướng dẫn, bảo đảm việc triển khai thực hiện Thông tư 06 đúng thời hạn trong toàn bộ hệ thống các TCTD.

Trên địa bàn tỉnh, NHNN tỉnh cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai đầy đủ các nội dung quy định tại Thông tư 06 ngay khi Thông tư có hiệu lực thi hành và cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn của Hội sở chính về triển khai Thông tư 06 về NHNN tỉnh để theo dõi. Ngoài ra, NHNN tỉnh thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, cơ quan liên quan để đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin các nội dung Thông tư 06 đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn kịp thời nắm bắt.

Thời gian tới khi Thông tư 06 có hiêu lực thi hành, NHNN tỉnh sẽ thường xuyên theo dõi, nắm bắt việc triển khai Thông tư 06 của các TCTD. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc đề xuất kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, hướng dẫn. Bên cạnh đó cũng sẽ tăng cường công thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư 06.

Xin cảm ơn ông!

HOÀNG ANH (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có cách chi giúp dân bài trừ…

Suốt mấy tuần rồi, không thấy mặt anh bạn hàng xóm, chỉ mình chị vợ với 2 đứa con, hết cho đứa này ăn lại quay sang chở đứa khác đi học. Cứ nghĩ anh bạn đi công tác hoặc có việc gia đình dưới quê nên tôi cũng chẳng để tâm.

Có cách chi giúp dân bài trừ…
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa

Có vẻ như là một nghịch lý trong thời điểm hiện nay trong mối quan hệ tín dụng: ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp (DN) cần vốn; không cân đối được nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Ví dụ như Agribank, một vị lãnh đạo ngân hàng này cho biết, ngân hàng huy động 100 đồng thì chỉ cho vay ra được 80 đồng.

Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa

TIN MỚI

Nhóm vay h5 là gì vay tiền nóng
Return to top