ClockThứ Bảy, 21/03/2020 21:36

Liên kết tiêu thụ gia cầm tồn kho cho người dân

TTH.VN - Nội dung này được đưa ra tại cuộc họp bàn giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các địa phương không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch COVID- 19 do Sở Công thương tổ chức chiều 21/3.

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh COVID-19Hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ sản phẩmNâng chất lượng liên kết chuỗi giá trị nông sản

Trên 100.000 con vịt tại 3 Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang đến kỳ xuất chuồng nhưng không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch COVID- 19

Tham dự có lãnh đạo UBND TP. Huế và các huyện Phong Điền, Phú Vang, Quảng Điền cùng với ban quản lý các chợ và hàng chục hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Tồn kho gần 200.000 con gia cầm

Là trang trại chăn nuôi vịt quy mô lớn tại xã Quảng Lợi (Quảng Điền), từ đầu tháng 3/2020 đến nay, trang trại của anh Lê Đình Thi không thể tiêu thụ được số vịt đến thời điểm xuất chuồng với trên 5.000 con do giá thấp và tiêu thụ chậm. Trong khi đó, nếu tiếp tục duy trì, mỗi ngày anh phải trang trải khoản thức ăn từ 2-3 triệu đồng.

Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quảng Điền - Phan Văn Lự, toàn huyện hiện có trên 22.000 con lợn, gần 2.000 con trâu, 2.300 con bò và 540.000 con gia cầm. Từ khi xuất hiện dịch COVID- 19 đến nay, số lượng lợn, trâu bò vẫn tiêu thụ ổn định, chỉ có chăn nuôi gia cầm gặp khó khăn do ế ẩm và giá sụt giảm, nhất là vùng trang trại ở các xã Quảng Lợi, Quảng Vinh. Hiện, trên địa bàn có 40.000 con gà đến trọng lượng xuất bán và 25.000 con vịt xuất chuồng, song do giá giảm từ 20.000- 25.000đ/con nên người dân gặp khó.

Ông Lự cho biết, để giải cứu gia cầm cho các hộ chăn nuôi tập trung, huyện đã vận động bà con trên địa bàn thay đổi thói quen tiêu dùng, chuyển từ thịt lợn sang thịt gà, vịt, đồng thời tiếp tục củng cố, mở rộng các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông sản, hướng dẫn các hộ nuôi giảm lượng thức ăn công nghiệp, tăng cường lượng thức ăn có sẵn như lứa, sắn, ngô để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng thịt và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại huyện Phong Điền, hiện sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn còn tồn kho không tiêu thụ được do ảnh hưởng của dịch COVID- 19 khá lớn, trong đó khoảng 30.000 con gà, gần 30.000 con vịt, 300 tấn tôm trên cát, 20 tấn cá ao hồ và một số sản phẩm nông sản khác.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền - Nguyễn Văn Bình thông tin, để giải quyết đầu ra cho nông dân, ngày 20/3, UBND huyện đã ra thông báo gửi các cơ quan, ban, ngành, các trường học và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn yêu cầu thủ trưởng các cơ quan vận động CBCNV- LĐ chia sẻ, tiêu thụ giúp người dân với số lượng tối thiểu 2 con vịt/người theo đơn giá 75.000đ/con (vịt sống); danh sách đăng ký thu mua gửi về Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Gà giảm giá, không tiêu thụ được đang khiến nhiều hộ nuôi gặp khó

Tuy nhiên, với số lượng trên 2.500 CBCNV- LĐ, số lượng vịt tiêu thụ chỉ hơn 5.000 con, số còn lại vẫn còn khá lớn, trong khi số lượng vịt này đã đến kỳ xuất chuồng nên chi phí cung cấp thức ăn hằng ngày để duy trì đàn vịt chiếm trên 5 triệu đồng/4.000 con/ngày nên tìm giải pháp hỗ trợ người dân tiêu thụ gấp các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là vịt là giải pháp cấp bách để các hộ dân duy trì chăn nuôi và tiếp tục tái đàn đảm bảo nguồn cung cho thị trường khi hết dịch COVID- 19.

Chủ trang trại xã Vinh Hà (Phú Vang) - Nguyễn Mạnh trăn trở, trong khi số lượng gia cầm trên địa bàn không tiêu thụ được, song hằng ngày tại các chợ vẫn nhập hàng ngàn con vịt, gà từ các tỉnh, thành phố trong nước về bán. Để “giải cứu” gia cầm cho nông dân, mong các ban ngành tăng cường công tác kiểm soát nhằm hạn chế tình trạng nhập gia cầm từ các tỉnh khá về.

Liên kết để tiêu thụ

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế - Trần Song, hiện trên địa bàn có 25 chợ truyền thống đang kinh doanh và tiêu thụ số lượng gia cầm khá lớn, thành phố sẽ chỉ đạo Ban quản lý (BQL) các chợ thống kê số lượng tiêu thụ gia cầm, sau đó kết nối trực tiếp với các hộ chăn nuôi để tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, với gần 20 cửa hàng nông sản sạch có đội ngũ nhân viên ship hàng tận nơi cho các hộ gia đình trên địa bàn TP. Huế, thành phố sẽ lên danh sách và kết nối với người dân với mục tiêu sớm tiêu thụ hết số lượng gia cầm tồn kho tại 3 địa phương là Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang.

Phó Giám đốc Sở Công thương đề nghị các địa phương, BQL các chợ kết nối với nông dân để hỗ trợ tiêu thụ gia cầm

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy cho rằng, thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia cầm giảm là tất yếu khi các nhà hàng, khách sạn ít khách; các hội nghị, tiệc cưới đều hoãn, gây khó khăn cho người nông dân. Để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nông dân tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung và gia cầm nói riêng, đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý và hình thành các điểm giết mổ tập trung nhằm giúp người dân tiêu thụ, đồng thời các ban ngành tăng cường tổ chức kiểm soát nguồn hàng từ các nơi khác nhập về nhằm đảm bảo quyền lợi cho các hộ chăn nuôi; BQL các chợ cập nhật danh sách các tiểu thương kinh doanh gia cầm để phối hợp trong vấn đề tiêu thụ và giết mổ, có thể huy động lực lượng giao hàng tận nơi cho khách.

Ông Bảy cho biết, để giúp nông dân sớm tiêu thụ số gia cầm tồn kho, Sở Công thương sẽ lập Trang giao dịch tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên hệ thống Zalo để cập nhật số lượng, giá cả và nhu cầu tiêu thụ, nơi cần mua- bán và phối hợp với các địa phương, BQL các chợ, hộ chăn nuôi với mục đích “giải cứu” nhanh số lượng gia cầm cho người dân.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm (DCGC), ngày 23/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức hướng dẫn cách nhận biết và các biện pháp phòng trừ DCGC. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất vi rút DCGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Return to top