ClockThứ Sáu, 30/06/2017 14:17

Giá xăng dầu nhập tăng mạnh, sau 1 năm vượt gần 3 triệu đồng/tấn

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết, trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu xăng dầu thành phẩm về Việt Nam đã tăng mạnh về giá, cho dù lượng nhập chỉ tăng nhẹ.

Cụ thể 6 tháng đầu năm, cả nước nhập hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, lượng nhập chỉ tăng hơn 3%. Tuy nhiên, giá trị nhập khẩu xăng dầu đã tăng rất mạnh trên 30%, với kim ngạch đạt 3,35 tỷ USD, tăng hơn 850 triệu USD so với cùng kỳ năm trước 2016.

Giá xăng dầu nhập khẩu xăng dầu đang tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước 2016

Theo Tổng cục Hải quan từ đầu năm đến nay lượng và giá trị nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam đã tăng mạnh. Tháng 6/2017 lượng nhập xăng dầu thành phẩm về nước đạt 1,4 triệu tấn, tăng hơn 200.000 tấn so với tháng 5/2017. Con số xăng dầu nhập khẩu càng tăng mạnh nếu so với số lượng nhập khẩu cùng kỳ tháng 6/2016, với mức tăng hơn 400.000 tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng xăng dầu nhập khẩu 6 tháng/2017 tăng 1,7% về lượng và tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng nói, về giá xăng dầu nhập khẩu có chiều hướng tăng mạnh, cụ thể, tháng 5/2017, giá xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam chỉ đạt 10,4 triệu đồng/tấn, nhưng tháng 6/2017 giá xăng dầu đã tăng lên 10,7 triệu đồng tấn/ tăng 300.000 đồng/tấn chỉ sau 1 tháng.

Đáng nói, nếu giá xăng dầu nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 chỉ khoảng 9 triệu đồng/tấn thì 6 tháng đầu năm 2017, mức giá xăng dầu đã tăng lên 11,7 triệu đồng/tấn, mức tăng tương ứng khoảng 2,7 triệu đồng/tấn.

Với mức tăng giá xăng dầu thành phẩm cao, việc tăng nhập khẩu xăng dầu trong nước khiến Việt Nam thâm hụt thương mại lớn, trong khi đó các nhà máy lọc dầu trong nước vẫn chưa chủ động ổn định được thị trường xăng dầu, bù đắp lượng cung khi giá dầu trên thị trường tăng lên.

Trên thực tế, lượng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc...

Dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan, có thể thấy xăng dầu đang là 1 trong 3 mặt hàng nguyên nhiên vật liệu có giá trị nhập khẩu cao cùng với các mặt hàng sắt thép, linh kiện điện tử, vải và giày da nguyên liệu... Việc nhập khẩu xăng dầu thành phẩm cùng nhiều sản phẩm khác gia tăng, có kim ngạch lớn đã khiến cán cân thương mại tháng 6 và nửa năm của Việt Nam giảm mạnh.

Trong tháng 6 năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 35,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với tháng trước; trong đó xuất khẩu là 17,8 tỷ USD và nhập khẩu là 18 tỷ USD, thâm hụt thương mại hơn 200 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2017, mức nhập siêu của Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2017 lên gần 2,7 tỷ USD, bằng 1,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô 6 tháng đã tăng lên 3,9 triệu tấn, kim ngạch ước đạt 1,56 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 39,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn 400.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó kim ngạch đạt 1,12 tỷ USD, tăng 440 triệu USD.

Về mức giá, theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm 2017, giá xuất khẩu dầu thô đạt 9,1 triệu đồng/tấn; cùng kỳ năm trước, giá dầu thô xuất khẩu đạt 7,1 triệu đồng/tấn. Do mức tăng giá của thế giới nên giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên 2 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, so với mức tăng giá của xăng dầu thành phẩm, mức tăng của dầu thô vẫn thấp hơn so với mức tăng giá trên mỗi tấn xăng dầu thành phẩm.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Return to top