ClockThứ Sáu, 24/04/2020 07:08
Chào mừng Đại hội Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thừa Thiên Huế (nhiệm kỳ 2020-2025)

Đảm bảo cân đối tăng trưởng tín dụng, khả năng thanh khoản

TTH - Hàng năm, nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng bình quân 14%; thu dịch vụ tăng 21%; lợi nhuận tăng 15%/năm; thu nhập người lao động tăng 5%… là dấu ấn quan trọng trong lãnh, chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ qua.

Tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ năm ngoáiTăng mức tín dụng cho công trình nước sạch nông thôn

Agribank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ 

Theo Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Bình, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, Agribank Thừa Thiên Huế phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ và phương tiện thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần. Vị thế của Agribank được khẳng định, năng lực tài chính và thu nhập của người lao động được nâng cao.

Một trong những thành công của Agribank Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ qua là chất lượng phục vụ của ngân hàng được cải thiện. Gần đây, thông qua triển khai mở điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng, Agribank Thừa Thiên Huế đáp ứng nhu cầu của khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, giảm thiểu tối đa thời gian, chi phí đi lại và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi giao dịch.

Anh Nguyễn Xuân Đức ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền chia sẻ: Quảng Công có vị trí không mấy thuận tiện trong việc giao dịch với Agribank huyện Quảng Điền. Vì thế việc vay vốn, trả nợ và lãi; nhất là trong mùa mưa bão, giao thông qua bến đò Vĩnh Tu khá nguy hiểm. Việc triển khai điểm giao dịch lưu động của Agribank tới điểm xã góp phần giải quyết được những khó khăn trên, giúp chúng tôi tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tái sản xuất…

Đổi mới trong tiếp cận, hỗ trợ khách hàng, tổng nguồn vốn huy động trong 5 năm qua của ngân hàng có bước tiến, từ tổng nguồn vốn huy động năm 2015 là 5.748 tỷ đồng tăng lên 9.744 tỷ đồng đến cuối năm 2019, đạt  tăng bình quân hàng năm 14%.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên cũng dần chuyển biến trong công tác huy động vốn, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, tuyên truyền tiếp thị, quảng bá khách hàng, chủ động áp dụng nhiều loại sản phẩm tiền gửi, linh hoạt trong điều hành cơ chế lãi suất và kỳ hạn. Đồng thời, ngân hàng đẩy mạnh mở rộng phát triển các sản phẩm dịch vụ, thực hiện cơ chế khoán, áp dụng cơ chế thưởng phạt kịp thời đến người lao động, tạo động lực tăng trưởng nguồn vốn.

Tăng trưởng dư nợ tín dụng được xem là một trong những dấu ấn quan trọng của Agribank Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ qua, khi tín dụng đối với “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) chiếm tỷ trọng khá lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, thay đổi diện mạo vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Tổng dư nợ thực hiện đến cuối năm 2019 đạt 8.421 tỷ đồng, tăng 3.449 tỷ đồng với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm đạt 14% so với đầu nhiệm kỳ; trong đó dư nợ trung, dài hạn 5.575 tỷ đồng, tăng 2.958  tỷ đồng so đầu kỳ, chiếm 66%; dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 77% tổng dư nợ.

Nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại; ứng dụng công nghệ tin học, ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực, triển khai ứng dụng kịp thời các phần mềm hệ thống quản lý và dịch vụ thu hút khách hàng. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững thị phần là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Agribank Thừa Thiên Huế đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025. Bên cạnh đó, Agribank Thừa Thiên Huế đẩy mạnh thực hiện văn hoá doanh nghiệp, phát triển thương hiệu..., góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Bình thông tin: Thời gian tới, Đảng bộ Agribank Thừa Thiên Huế bám sát các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành ngân hàng, nhất là trong hệ thống Agribank về hoạt động tiền tệ, tín dụng để chủ động xây dựng kế hoạch và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp và có hiệu quả. Đồng thời tăng cường các biện pháp huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định, đảm bảo cân đối cho tăng trưởng tín dụng và khả năng thanh khoản.

Trong đầu tư tín dụng, Agribank tiếp tục thực hiện phương châm “Tăng trưởng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, xác định cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ trực tiếp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và nhu cầu đời sống. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào kinh tế hộ và cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; gắn tăng trưởng với quản lý và kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn chặn, hạn chế nợ xấu phát sinh dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Agribank triển khai kịp thời có hiệu quả chủ trương, chính sách về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, thực hiện chương trình hành động “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, chương trình kết nối doanh nghiệp...

“Ngoài lãnh đạo thực hiện tốt công tác chuyên môn, Đảng bộ Agribank Thừa Thiên Huế tổ chức thực hiện tốt công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí; giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn đơn vị, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong đơn vị…”, ông Bình khẳng định.

Nhiệm kỳ 2020-2025, Agribank Thừa Thiên Huế phấn đấu hàng năm tăng trưởng bình quân nguồn vốn từ 12% - 14%; dư nợ tín dụng từ 12% - 14%; tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn từ 65 - 70%; nợ xấu dưới 1,5% so với tổng dư nợ. Doanh thu dịch vụ tăng trưởng từ 15 - 20%; chênh lệch thu chi tăng bình quân năm 10%; đảm bảo thu nhập cho cán bộ, nhân viên...

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với dự án “Sáng kiến Một sức khỏe” (OHI) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) đã triển khai biện pháp tích cực nhằm đảm bảo mức độ an toàn của thịt lợn tại các chợ và lò mổ truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Nỗ lực đảm bảo an toàn thịt lợn ở các chợ
Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông nên để đảm bảo trật tự đô thị (TTĐT), trật tự an toàn giao thông (ATGT), đặc biệt là tại các địa điểm tham quan du lịch, tụ điểm đông người, chợ truyền thống…, Đội Quản lý đô thị (QLĐT) TP. Huế cùng với lực lượng đô thị, công an các phường xã triển khai nhiều giải pháp, thường xuyên ra quân lập lại TTĐT nhằm trả lại “đường thông, hè thoáng”, đảm bảo TTĐT, ATGT trên địa bàn.

Đảm bảo trật tự cho đô thị trung tâm
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

TIN MỚI

Return to top