ClockThứ Tư, 07/09/2016 09:13

Phát triển công nghiệp ô tô cần nâng tỷ lệ nội địa hóa

Nhà nước cần tập trung kết nối, xây dựng chiến lược xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô và thay thế phụ tùng nhập khẩu nhằm giảm chi phí.

Với tỷ lệ nội địa hóa thấp như hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển.  Đây là những nội dung được đưa ra tại Tọa đàm “phát triển công nghiệp tô tô và phụ tùng ô tô Việt Nam” do Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 6/9 tại Hà Nội.

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1990 và phần lớn được chuyển đổi từ việc sản xuất và lắp ráp xe máy sang ôtô. Trong khi cùng thời điểm đó, nhiều nước ASEAN đã bắt đầu chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng sang xuất khẩu.

Sản xuất lắp ráp ô tô đạt tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn nhiều so với mục tiêu. (Ảnh minh họa: KT)

Đây là lý do khiến ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam phát triển chậm chạp trong suốt một thời gian dài thực hiện quy hoạch. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu về tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con.

Nhiều đại biểu cho rằng, chi phí sản xuất ôtô của Việt Nam vẫn cao hơn khoảng 20% so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên phải nhập khẩu linh kiện nhiều hơn để lắp ráp dẫn đến giá thành ôtô trong nước khó cạnh trạnh hơn nhiều nước trong khu vực.

Các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ và chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…

Công nghiệp ôtô vẫn được xác định là ngành tạo ra động lực phát triển cho các ngành khác và là giải pháp giảm nhập khẩu. Đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế kiến nghị Nhà nước cần tập trung kết nối kinh doanh, đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu phụ tùng linh kiện ôtô và thay thế nhập khẩu để thu hẹp khoảng cách về chi phí sản xuất và giảm giá bán xe để từ đó đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong thời gian tới.

Ông Trương Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho rằng, để phát triển được ngành công nghiệp cần xác định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất thế nào và phải do thị trường quyết định.

“Rõ ràng trong chiến lược quy hoạch thể hiện rất rõ là phải tạo ra một thị trường để doanh nghiệp có mục tiêu để sản xuất. Khi đã tạo ra thị trường, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện để sản xuất, còn tồn tại điểm yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ rất cần vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ doanh nghiệp”, ông Hoài đề xuất.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top