ClockChủ Nhật, 08/11/2020 12:54

“Thừa tiền”!

TTH - Có nhiều chỉ dấu cho thấy, nguồn cung tiền trên thị trường đang “thừa tiền”. Lãi xuất cả hai chiều huy động và cho vay hạ. Thanh khoản dồi dào. Điều này phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều định chế tài chính dự đoán kinh tế Việt Nam trong năm nay có thể là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng khá trong khu vực nhưng cũng chỉ đạt vào khoảng 2 -3%.

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cứu doanh nghiệp, tín dụng khởi sắcGiảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0% mỗi năm xuống 4,5% mỗi năm

Đối với nền kinh tế Thừa Thiên Huế cũng có những diễn biến tương tự. Mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt 0,38% do ảnh hưởng dịch bệnh. Những tháng cuối năm hy vọng sẽ có mức tăng khá hơn nhưng cũng khó “bứt phá” để bù đắp vì ảnh hưởng do bão lụt. Dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, lượng khách đến Huế giảm đến 77% tính trong 3 quý đầu năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 68% kế hoạch, và nguồn vốn này cũng chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp, tức là những dự án này chưa tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế. Xuất khẩu của Thừa Thiên Huế kim ngạch đã không cao mà còn phụ thuộc 70-80% vào ngành hàng dệt may, nhưng những thông tin phản ánh từ các

doanh nghiệp dệt may trên địa bàn đang gặp những khó khăn về đơn hàng những tháng cuối năm…

Nhìn ở khía cạnh tín dụng, tính nội trên địa bàn Thừa Thiên Huế, nguồn vốn từ xã hội chảy vào ngân hàng nhiều hơn nguồn vốn từ ngân hàng chảy ra nền kinh tế. Con số thống kê cụ thể cho biết, 3 quý đầu năm 2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huy động được 51.150 tỷ đồng, trong khi đó nguồn vốn cho vay chỉ đạt 48.850 tỷ đồng. Con số tăng trưởng tương ứng so với đầu năm lần lượt là 5,9% và 2,7%. Điều này cho thấy sự hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Nền kinh tế hấp thu nguồn vốn yếu, với rất nhiều khó khăn do khách quan gây ra như nêu trên, nhưng có một diễn biến “rất lạ” là ở mảng bất động sản vẫn cứ sôi động.

Điều này chúng ta có thể nhận biết qua nguồn thu ngân sách của tỉnh 9 tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn mà hai tác nhân tác động mạnh nhất là dịch bệnh và thiên tai thì thu ngân sách vẫn tăng 3% so cùng kỳ năm trước. Nguồn tăng này được góp sức một phần rất lớn là thu tiền sử dụng đất. Cụ thể là: tổng thu ngân sách, từ khu vực thu nội địa là hơn 5.870 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2020 thì, số thu từ tiền sử dụng đất là gần 1.500 tỷ đồng. Nếu tính về tỷ lệ đã chiếm đến hơn 25%.

Tình trạng “thừa tiền” cho thấy, sự hấp thu vốn của nền kinh tế còn yếu. Đó chỉ là một yếu tố. Yếu tố thứ hai, những khó khăn trong hoạt động kinh tế như năm 2020 này có khả năng chất lượng tín dụng sẽ gia tăng yếu tố không tốt. Hay nói cách khác là nợ xấu có khả năng tăng lên. Nếu điều này xảy ra nó sẽ có tác động lâu dài đến hoạt động của doanh nghiệp.

NGUYỄN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top