ClockThứ Năm, 20/09/2018 07:36

Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu xác định nội hàm của kinh tế ngầm

Tổng cục Thống kê đang làm việc với các Bộ, ngành để xây dựng Đề án về khu vực kinh tế chưa được quan sát (kinh tế ngầm).

Doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về số lượng và vốn đăng kýNhiều yếu tố giá tác động đến giá tiêu dùng 6 tháng cuối nămTăng trưởng GDP 6 tháng cao nhất trong 7 năm trở lại đây

Trao đổi về khu vực kinh tế ngầm, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực kinh tế ngầm được hiểu là khu vực kinh tế chưa được quan sát, gồm 5 thành tố: Thành tố thứ nhất là kinh tế ngầm, bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp nhưng chủ các cơ sở kinh doanh đó không khai báo vì mục đích trốn thuế, không nộp thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng hay trốn đóng bảo hiểm xã hội, không thực hiện các chế độ báo cáo theo pháp lý của nhà nước (báo cáo tài chính, báo cáo thống kê).

Thành tố thứ hai là các hoạt động kinh tế bất hợp pháp, bị pháp luật cấm như buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, hay bao gồm cả hoạt động hợp pháp nhưng do các cơ sở kinh doanh bất hợp pháp thực hiện, những cơ sở không đăng ký kinh doanh.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Thành tố thứ ba là khu vực kinh tế chính thức chưa được quan sát. Khu vực này bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, không phân biệt sản xuất kinh doanh hay hộ cá thể hoặc không rõ quan hệ lao động giữa chủ lao động với người lao động, không có hợp đồng lao động.

Thành tố thứ tư, khu vực kinh tế tự sản tự tiêu của hộ gia đình như hộ gia đình tự sản xuất, tự tích lũy để trang trải cho cuộc sống. Thành tố thứ năm là các hoạt động thu thập dữ liệu cơ bản bị bỏ sót, thiếu.

Ông Lâm cho biết, nhìn chung khu vực kinh tế chưa được quan sát là khu vực ngành thống kê rất khó thu thập được số liệu. Chính vì thế, trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê đang nghiên cứu Đề án xác định nội hàm của kinh tế ngầm có những nội hàm gì, diễn ra ở những ngành kinh tế nào, trong các lĩnh vực như thế nào. Nội hàm của kinh tế bất hợp pháp có những nét đặc trưng gì, diễn ra ở những ngành nào và trách nhiệm về quản lý nhà nước ở các Bộ, ngành nào?...

“Đến nay, những nội hàm này đã được Tổng cục Thống kê nghiên cứu khá thấu đáo. Tổng cục đang làm việc với các Bộ, ngành để xây dựng Đề án về khu vực kinh tế chưa được quan sát, từ đó có kế hoạch triển khai thu thập thông tin, tính toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành tố trong khu vực kinh tế chưa được quan sát”, ông Lâm cho biết.

Riêng đối với thành tố kinh tế phi chính thức đã được Tổng cục Thống kê thu thập số liệu trong nhiều năm nay. Đối với quốc tế, khái niệm phi chính thức là những hoạt động sản xuất kinh doanh không đăng kí kinh doanh, không có tư cách pháp nhân. Tại Việt Nam, những hoạt động như buôn bán nhỏ, buôn bán vỉa hè, xe ôm đều đã được thống kê các số liệu 5 năm làm tổng điều tra một lần.

“Khi làm tổng điều tra này, ngành thống kê có đi lập danh sách thống kê của từng loại hình hoạt động để điều tra, thu thập không bị thiếu, hàng năm làm điều tra chọn mẫu để tính toán. Cho nên, khu vực kinh tế phi chính thức đã được Tổng cục Thống kê thu thập thông tin và tính toán. Chỉ có điều khi đi thu thập thông tin, các đối tượng cung cấp thông tin có xác thực hay không lại là vấn đề cần phải được kiểm định, đánh giá cụ thể hơn về mặt quy mô liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế, đặc biệt là chỉ tiêu GDP”, ông Lâm cho hay.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top