ClockThứ Ba, 22/08/2017 08:07

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

TTH.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng.

Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7% và các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực theo kịch bản đã đề ra, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng; không được chủ quan trong điều hành; tập trung theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú ý những diễn biến nhanh, phức tạp về tình hình thế giới, khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta và tình hình thiên tai, bão lũ đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều vùng, địa phương trong cả nước.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; kịp thời xử lý những rào cản, kiến nghị; rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi phí cả chính thức và không chính thức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Tập trung chỉ đạo bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 21%. Sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các vướng mắc về thuế, phí; tăng cường các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch.

Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi, bảo đảm hiệu quả và theo dự toán được duyệt, kể cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội...

Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; tăng cường xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, trong đó lưu ý các mặt hàng và thị trường trọng điểm. Có các biện pháp hiệu quả kiểm soát nhập khẩu, nhất là áp dụng những rào cản kỹ thuật, đúng quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế.

Thúc đẩy tiêu dùng và thị trường phát triển trong nước; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; phát triển sản xuất và phân phối những hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, thay thế hàng nhập khẩu. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn, bảo đảm hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã đề ra cho năm 2017; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn, làm chậm cổ phần hóa, thoái vốn và những sai phạm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tình hình, có phương pháp tính GDP phù hợp, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và những năm tiếp theo trên nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng loạt ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Ngày 28/4, tại các địa phương, người dân đồng loạt ra quân triển khai Ngày Chủ nhật xanh và thực hiện các mô hình hay, chương trình ý nghĩa.

Đồng loạt ra quân Ngày Chủ nhật xanh
Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, Liberia, Benin và Sierra Leone vừa triển khai vaccine sốt rét nhằm tiêm chủng cho hàng triệu trẻ em trên khắp ba quốc gia Tây Phi này.

Thêm 3 nước triển khai vaccine sốt rét
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top