ClockThứ Sáu, 10/03/2023 17:01

Bộ Xây dựng nêu giải pháp xây dựng hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, để hoàn thành hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, việc quan trọng là phải hoàn thiện các chính sách liên quan đến quỹ đất; có cơ chế ưu đãi về giá bán, cho thuê,...

Vốn nhà ở xã hội luôn được “săn đón”Thu hút thêm 48 dự án nhà ở xã hội và thương mạiBám cơ sở, cấp căn cước công dân cho người lao động xa quê

leftcenterrightdel

Ảnh minh họa

Bộ Xây dựng vừa đưa ra loạt giải pháp để hoàn thành mục tiêu xây dựng 1.062.200 căn nhà ở xã hội vào năm 2030; trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết, căn cơ hiện nay là cần phải sớm sửa đổi, hoàn thiện các chính sách liên quan đến quỹ đất cũng như huy động được nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp và xác định giá bán, cho thuê...

Đề án nhà ở xã hội đang triển khai thế nào?

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030,” tổng số căn hộ nhà ở xã hội các địa phương hoàn thành đến năm 2030 khoảng 1.416.700 căn.

Riêng giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 571.200 căn; giai đoạn từ năm 2025-2030 hoàn thành khoảng 845.500 căn.

Tuy nhiên, sau khi tiếp thu các ý kiến của thành viên Chính phủ và tình hình thực tế, Bộ Xây dựng điều chỉnh mục tiêu phấn đấu năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn; trong đó giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025-2030 hoàn thành khoảng 634.000 căn.

Nguồn vốn thực hiện đề án trên (kế hoạch ban đầu lên tới 1.130.000 tỷ đồng) cũng giảm 280.500 tỷ đồng, tức chỉ còn 849.500 tỷ đồng.

Theo thống kê, tính đến ngày 9/3/2023, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7.950.000 m2. Các địa phương đang tiếp tục triển khai 418 dự án (bao gồm các dự án đang xây dựng và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư), quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, với tổng diện tích khoảng 22.565.000 m2.

Dù vậy, với 7.950.000 m2 sàn nhà ở xã hội đã xây, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng kết quả này mới đạt khoảng 64% so với yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia năm 2020. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của đối tượng người thu nhập thấp ở các đô thị hiện rất lớn.

Nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trên là do thiếu quỹ đất để xây nhà ở xã hội; vướng mắc thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi; cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất để thu hút doanh nghiệp; thủ tục đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài. Một số tổ chức, cá nhân chưa tuân thủ quy định pháp luật về nhà ở xã hội do các chế tài xử lý còn thiếu hoặc chưa đủ mạnh.

Hỗ trợ vốn vay, học kinh nghiệm từ quốc tế

Nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc nêu trên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết cơ quan này đang được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014 để trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (vào tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (vào tháng 10/2023).

Trên tinh thần đó, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại một số nước trong khu vực (như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore...) để đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở nhằm giải quyết cơ bản các tồn tại, hạn chế về việc phân bổ quỹ đất.

Cùng với đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất sửa đổi việc lựa chọn chủ đầu tư; xác định giá bán, cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội nhằm thúc đẩy hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, trung bình có cơ hội sở hữu nhà ở.

Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực nhà ở, xây dựng cũng đề xuất các quy định, những chế tài thích hợp, đủ mạnh để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định; phối hợp với các địa phương, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Về nguồn lực thực hiện, theo Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội trong những năm tới sẽ hạn chế sử dụng nguồn lực nhà nước đồng thời tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà ở xã hội trong phạm vi đề án để bán, cho thuê, thuê mua.

Theo đó, để thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đã thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề xuất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Về lãi suất, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà sẽ thấp hơn từ 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Theo kế hoạch, sau khi có quyết nghị của Chính phủ, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói tín dụng trên.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vay vốn nhà ở xã hội: Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1: Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội

Cùng với nguồn vốn vay nhằm thúc đẩy người dân tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Những ngôi nhà ở riêng lẻ được xây dựng từ nguồn vốn vay nhà ở xã hội đã mở rộng khái niệm về nhà ở dành cho đối tượng người có nhu nhập thấp.

Vay vốn nhà ở xã hội Khó vốn, khó cả cơ chế - Bài 1 Thời “huy hoàng” của nguồn vốn nhà ở xã hội
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân A Lưới thoát nghèo

Thời gian qua, các điểm giao dịch xã, thị trấn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện A Lưới đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người dân A Lưới thoát nghèo
Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay

Gần 20 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị Đặng Thị Xuân, Chi hội Phụ nữ thôn Phường 4 xã Vinh Hà (Phú Vang) tận tụy với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, giúp nhiều hộ vay vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay
Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn TP. Huế được tiếp cận vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top