ClockThứ Ba, 28/09/2021 22:11

Chủ mỏ đá Thượng Long chậm thực hiện đề án đóng cửa mỏ

TTH.VN - Sau 2 tháng triển khai, những hạng mục phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ tại mỏ đá Thượng Long (Thượng Long, Nam Đông) vẫn chưa được Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh (Công ty Trường Thịnh) thực hiện như đề án đã được phê duyệt của UBND tỉnh.

Đóng cửa mỏ vẫn cho phương tiện vào khai thác đáYêu cầu phục hồi môi trường mỏ đá Thượng LongẢnh hưởng mỏ đá Thượng Long: Đơn vị khai thác thiếu thiện chí

Xuất hiện phương tiện máy phá đá khi mỏ đã đóng cửa

Ngày 28/9, ông Trần Quốc Phụng, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản sét vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn 5, xã Thượng Long (Nam Đông).

Qua kiểm tra hiện trường khu vực mỏ đá Thượng Long của các cơ quan chức năng huyện Nam Đông, hiện trường còn ngổn ngang lượng đá chưa vận chuyển, chưa thực hiện việc san gạt, đổ lớp đất mặt và trồng cây khu vực khai trường khai thác.

Tại bãi tập kết vẫn còn một lượng đá xay khá lớn khoảng 6.000-7.000m3 chưa vận chuyển ra khỏi hiện trường để thực hiện các công việc như hoàn trả mặt bằng, tháo dỡ lán trại. Tuyến giao thông đoạn từ Tỉnh lộ 14B vào khu vực mỏ đá bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại, sản xuất của người dân.

Trước đó, ngày 19/7/2021, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với mỏ đá Thượng Long và yêu cầu chủ mỏ là Công ty Trường Thịnh phải phục hồi môi trường khu vực này trong thời gian 6 tháng. Riêng thời gian thực hiện các hạng mục đóng cửa mỏ trong khu vực khai thác bao gồm vận chuyển đá sau nổ mìn trong phạm vi mỏ ra khỏi mỏ, san gạt đất và trồng cây khu vực khai trường khai thác là 2 tháng.

Tuy nhiên, sau 2 tháng triển khai, những hạng mục phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ vẫn chưa được Công ty Trường Thịnh thực hiện như quyết định phê duyệt đề án của UBND tỉnh.

“Đến nay đã quá hạn thực hiện việc san gạt, đổ lớp đất mặt và trồng cây khu vực khai trường khai thác theo đề án của UBND tỉnh, tuy nhiên công ty vẫn chưa thực hiện. Tại khu vực mỏ do chưa được san gạt mặt bằng gây nguy cơ ảnh hưởng đến người dân đi lại sản xuất và vật nuôi trong khu vực”, ông Phụng khẳng định.

Khu vực tập kết đá sau khi xay vẫn hoạt động

Trên cơ sở kiểm tra hiện trường, UBND huyện Nam Đông đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn, tổ chức kiểm tra, yêu cầu Công ty Trường Thịnh khẩn trương khắc phục môi trường theo tiến độ của đề án đề ra. Đối với các hạng mục nạo vét, khơi thông dòng chảy, trả lại mặt bằng ruộng nước, đường giao thông, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công ty sớm triển khai thực hiện để tạo điều kiện cho người dân đi lại sản xuất kịp thời vụ.

Trước đó, Báo Thừa Thiên Huế đã thông tin, dù đang trong giai đoạn thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường theo đề án đã phê duyệt của UBND tỉnh nhưng các hoạt động tại mỏ đá Thượng Long cho thấy đang có dấu hiệu tiếp tục khai thác khoáng sản tại đây.

Đặc biệt, tại hiện trường, chủ mỏ đã điều thêm phương tiện khai thác đá. Cụ thể, ngoài xe vận chuyển trong nội bộ mỏ, còn xuất hiện thêm một xe múc và xe phá đá. Các phương tiện này hoạt động liên tục, phá đá, dùng gàu múc lên xe vận chuyển đưa xuống khu vực tập kết xay đá. Các hoạt động cho thấy có dấu hiệu khai thác đá trở lại trong khu vực mỏ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 28/9, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, huyện đã lập đoàn kiểm tra tại khu vực mỏ Thượng Long. Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện có phương tiện xe phá đá đang di chuyển từ khu vực khai thác của mỏ đá ra. Khu vực tập kết cũng xuất hiện thêm nhiều đá đã xay ra (so với trước thời điểm chưa thực hiện đề án), cho thấy có hiện tượng khai thác khoáng sản khi mỏ đá đang thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định.

Theo quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với mỏ đá Thượng Long, yêu cầu Công ty Trường Thịnh đóng cửa mỏ trên diện tích 2,15 ha. Vận chuyển, san gạt đất trong khu vực mỏ với diện tích hơn 13.600 m2 và khối lượng hơn 6.800 m3 đất. Trồng cây phục hồi môi trường tại diện tích nói trên.

Ngoài ra, buộc công ty này phải vận chuyển đá sau nổ mìn trong phạm vi ra khỏi mỏ với khối lượng hơn 12.500m3. Nạo vét, khơi thông dòng chảy khu vực khe Biêng gần phạm vi mỏ với chiều dài nạo vét 300m. Đồng thời, tiến hành hoàn trả tuyến đường vận chuyển, đổ bê tông tuyến đường dài 900m. Tháo dỡ các công trình phụ trợ như nhà làm việc, nhà bảo vệ, nhà ăn, kho mìn.

Mỏ đá Thượng Long vẫn có hoạt động khai thác khoáng sản sau khi có đề án đóng cửa

Bài, ảnh, clip: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top