ClockChủ Nhật, 04/03/2018 15:03

Có khi quay lại như xưa, đã là phát triển

TTH - Chúng ta đã làm rất nhiều thứ để làm xấu hơn đi môi trường sống của mình.

Giữ “mái nhà chung” cho hệ sinh thái

Môi trường đô thị, bởi nhiều tác động đã trở nên ngày càng tệ hơn trước. Và dường như chúng ta chưa có những chính sách, ràng buộc pháp lý và những giải pháp hết sức cụ thể cho vấn đề bảo vệ môi trường.

Xin lấy một ví dụ nhỏ: việc sử dụng bao nilon. Chúng ta đều biết bao nilon và các loại nhựa nói chung rất khó phân hủy trong môi trường và thời gian phân hủy cũng rất lâu, đến vài mươi, thậm chí vài trăm năm. Thế nhưng chúng ta đã sử dụng nó có thể nói là vô tội vạ, hay nói cách khác là quá lạm dụng. Mua vài con cá, lạng tôm cũng tốn đến 2 bao nilon để đựng. Bây giờ ít người nội trợ nào xách làn giỏ để đi chợ như trước. Tất tần tật đều sử dụng bao nilon để đựng. Cứ hình dung thử, với khoảng 1 triệu dân của cả tỉnh, tính ra phải mấy trăm ngàn hộ, chỉ tính việc đi chợ không thôi, hàng ngày đã sử dụng bao nhiêu túi nilon lớn nhỏ? Con số là rất lớn. Nếu tính cho cả nước có lẽ là một con số khổng lồ.

Đúng là túi nilon thuận lợi cho người sử dụng. Sử dụng rồi phải thải ra môi trường. Có thể nó được thu gom tái chế, cũng có thể nó được chôn lấp và cũng có thể… nó tự do bay tứ tung đâu đó. Dù là cách nào thì môi trường sống của chúng ta cũng bị xấu đi.

Đồng ý rằng do nhu cầu của cuộc sống, có những thứ chúng ta chưa thay thế được việc sử dụng vật liệu nhựa. Nhưng có những thứ chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng những vật liệu khác thân thiện với môi trường hoặc không sử dụng, nhưng chúng ta lại không làm. Một ví dụ nhỏ để minh họa điều này. Vào những dịp tết hay những dịp cúng kỵ, ở đâu không biết chứ ở Huế là phải mua và đốt đồ giấy. Đã có một cuộc vận động hạn chế điều này nhưng xem ra vẫn không hiệu quả. Nó chỉ được hô hào, tuyên truyền một thời gian rồi sau đó… không mấy ai còn nhớ là đã có một cuộc vận động như vậy nữa. Ở đây nó cũng cho thấy một điều, với điều kiện kinh tế xã hội, mặt bằng nhận thức của người dân, thói quen, tập quán… có những thứ mà sử dụng biện pháp vận động chung chung nhưng chưa hiệu quả. Đã như vậy thì chỉ bằng một cách là điều chỉnh bằng pháp luật.

Một xấp tiền giấy gồm 10 tờ (mà nó có một tên gọi chung là hàng mã) người sản xuất phải bọc vào một túi nilon. Muốn mua 100 tờ thì cần 10 túi nilon. Có không ít người mỗi lần đốt đến hàng ngàn tờ tiền mã, nghĩa là túi nilon cứ theo đó mà nhiều hơn lên. Nếu như cứ một trăm tờ, hai trăm tờ, chúng ta cột lại bằng một dây cao su (nếu bằng một loại dây gì có thể thay thế cao su thì càng tốt) thì chúng ta đã hạn chế thải ra môi trường một lượng rất đáng kể túi nilon.

Môi trường sống tốt (trong đó có nước, không khí, không gian) là một thứ hết sức quí giá đối với cuộc sống con người. Những nước phát triển họ đã đi trước so với các nước chậm phát triển rất nhiều chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Họ rút ra được một bài học về bảo vệ môi trường sống, xây dựng môi trường sống tốt là hết sức quí giá, nên họ tránh xa những thứ có thể làm xấu thêm môi trường sống của họ. Tất nhiên, để làm được điều này, họ có một nền tảng nhận thức ở tầm mức cao hơn của người dân; họ đã xây dựng được một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh để điều chỉnh những hành vi có thể làm ảnh hưởng đến môi trường. Và cũng đã chuẩn bị những điều kiện để làm ra những thứ thay thế những vật liệu làm tổn hại đến môi trường.

Với một đất nước, sự phát triển ở mức trung bình thấp như đất nước ta, để so sánh sự ứng xử ngang bằng như các nước phát triển, văn minh là một điều hết sức khập khiễng. Tuy nhiên, có những thứ chúng ta có thể khắc phục được mà không cần những điều kiện kinh tế ở mức cao nào cả. Ví dụ như có một cuộc vận động, hoặc là luật hóa ở một mức độ nào đó phù hợp. Một đất nước nhiệt đới, có quá nhiều loại cây lá có thể để gói những thứ mà người đi chợ cần. Điều này không xa lạ gì với những dân chúng ta. Chỉ một thế hệ trước thôi, chú bác, cô dì chúng ta cũng dùng lá chuối, lá dong, lá vả để…gói đồ. Tại sao ngày này chúng ta lại quên điều đó? Mà cái quên này chúng ta thừa biết nó đang ngày càng hủy hại môi trường sống của chúng ta.

Có khi, chúng ta chỉ làm đúng những gì mà cha ông chúng ta đã làm cách đây mấy chục năm, đã là phát triển.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top