ClockThứ Sáu, 21/08/2015 18:10

Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng 2030

TTH - Quan điểm phát triển giao thông vận tải phải liên hoàn, thông suốt, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia và khu vực, ngày 21/8 Sở Giao thông Vận tải tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.      

Đến năm 2030 các tuyến đường đều được đầu tư mở rộng

Diện mạo mới, hiện đại

Mục đích đến năm 2020, nhu cầu vận chuyển của Thừa Thiên Huế đáp ứng được 15 triệu tấn hàng hóa và sản lượng vận chuyển đạt 24 triệu hành khách; quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16-26% so với quỹ đất xây dựng tại đô thị. Theo đó, quỹ đất dành cho phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là 17.834 ha và định hướng đến năm 2030 là 22.025 ha. Hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ cơ bản đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn; trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng, xây dựng mới tuyến đường vành đai đô thị, tuyến nối thành phố Huế với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng như cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu du lịch.

Kết cấu hạ tầng giao thông, Quốc lộ 1A giữ nguyên hiện trạng sau khi được đầu tư nâng cấp mở rộng với quy mô 4 làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp. Đường bộ cao tốc Cam Lộ-Túy Loan đoạn qua Thừa Thiên Huế, trước mắt dự kiến xây dựng mới, nâng cấp đạt quy mô 2 làn xe, giai đoạn 2021-2030, cải tạo, nâng cấp đạt quy mô 4 làn xe. Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đến năm 2020, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó, 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh; xây dựng hoàn thiện các trạm trả đón khách cho các tuyến xe buýt…

Thời gian tới, bến, bãi đỗ xe được quy hoạch khang trang hơn

Ngoài giao thông đường bộ, tỉnh đầu tư đưa vào sử dụng các tuyến vận tải đường thủy chính: Tuyến đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tuyến sông Hương từ Thuận An đến ngã ba Tuần đạt tiêu chuẩn cấp III; trên cơ sở phát triển giao thông đường thuỷ nội địa kết hợp với du lịch sinh thái. Phát triển khu bến Chân Mây là khu bến cảng tổng hợp, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, có bến phục vụ khách du lịch quốc tế, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 tấn đến 50.000 tấn…

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn giai đoạn từ nay đến 2020, định hướng đến năm 2030, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 83.000 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư cho giai đoạn 2015-2020 trên 36.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021- 2030 gần 47.000 tỷ đồng. Riêng vốn đầu tư cho các công trình của địa phương trên 40.400 tỷ đồng.

Tỉnh ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; đồng thời, nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh. Ưu tiên phát triển vận tải đường sắt theo hướng vận tải hàng hóa khối lượng lớn, hành khách đường dài. Phát triển vận tải hàng hóa cự ly ngắn khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô. Về lâu dài, phát triển vận tải hành khách hàng hóa đường dài không đi qua thành phố. theo quy hoạch đường sắt đã được phê duyệt. Tiếp tục phát triển cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E, có các đường bay quốc tế tới khu vực ASEAN, Đông Dương, Đông Bắc Á… Đến năm 2030, đối với đường bay trong nước, tiếp tục duy trì củng cố đường bay hiện có, phát triển thêm các tuyến mới (Huế - Buôn Mê Thuột, Huế - Hải Phòng…); hoàn thiện mạng đường bay quốc tế đến các nước trong khu vực.

Đáp ứng nhu cầu vận tải chất lượng cao

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn. Tỉnh hoàn thiện cơ bản mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì kỹ thuật theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A. Sân bay quốc tế Phú Bài đáp ứng khả năng tiếp nhận các loại máy bay như: B767, B777, B787 và tương đương; số hành khách giờ cao điểm 4.000 hành khách/h; công suất đạt 8-10 triệu hành khách/năm...

Ông Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết: “Phát triển giao thông vận tải liên hoàn, thông suốt, kết nối hợp lý với hệ thống giao thông quốc gia và khu vực sẽ tạo động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển. Vì vậy, việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải là việc làm cần thiết, quy hoạch giao thông vận tải phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương”. 

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

TIN MỚI

Return to top