ClockThứ Bảy, 13/02/2021 13:39

Diều đã gặp gió

TTH - Thừa Thiên Huế đang bước vào một vận hội phát triển mới với nhiều điều kiện thuận lợi mang tính chiến lược về mặt thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Phát huy mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp đô thị HuếĐô thị Huế sang trọng & văn minhDấu ấn chính quyền điện tử & đô thị thông minh“Thay áo mới” cho đô thị trung tâm

Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô sẽ tăng lực hút các nhà đầu tư với nhiều điều kiện thuận lợi

“Twin cities” - cụm đô thị sinh đôi

Với mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thông qua các định hướng lớn này, nhiều cơ hội đầu tư chỉnh trang và phát triển đô thị đang và sẽ được mở ra…

Nếu các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội lựa chọn phát triển theo mô hình vùng đô thị hướng tâm cổ điển thì với đặc thù của dải đất miền Trung dài và hẹp, chỉ có thể phát triển theo mô hình vùng đô thị tuyến. Chính vì vậy, ý tưởng quy hoạch Đà Nẵng - Huế như cụm đô thị sinh đôi (Twin cities) đóng vai trò “dải đô thị trung tâm dạng tuyến” có thể phát huy được vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Một mình Đà Nẵng sẽ không đủ điều kiện để trở thành đô thị trung tâm vùng như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bởi điều kiện hạn chế về địa lý và quỹ đất làm cho mọi quyết định phát triển hạ tầng quy mô quá lớn dường như không thể, bởi phải đánh đổi với thiệt hại về mặt khác. Câu chuyện Sân bay Đà Nẵng là một ví dụ. Sân bay này không thể phát triển quá lớn vì điều này sẽ mâu thuẫn với phát triển khu trung tâm cao tầng ở phía Đông. Nhưng cũng không thể dời toàn bộ sân bay về Sân bay Chu Lai cách nơi đó 100 km, vì sẽ làm mất vị thế kết nối quốc tế thuận lợi của Đà Nẵng qua đường hàng không.

 Các dự án chỉnh trang đô thị Huế được triển khai

Nói như vậy để thấy, việc phát triển đô thị Thừa Thiên Huế thành Đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương sẽ là những yếu tố “thiên thời” cho việc phát triển mạnh Thừa Thiên Huế thời gian tới. Điều này vừa có thể phát triển các khu đô thị mới và các khu đô thị biển trong tương quan liên kết vùng, xứng tầm với vị thế và tiềm năng, trong khi vẫn giữ được bản sắc đô thị di sản. Nhìn từ tư duy liên kết vùng, đây sẽ là tiền đề quan trọng cho việc hình thành cụm đô thị trung tâm sinh đôi Huế - Đà Nẵng (đều là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương) trong tương lai gần. Nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cùng với Đà Nẵng lãnh đạo vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để nâng giá trị đóng góp cho kinh tế cả nước của vùng.

Yếu tố “địa lợi” của Thừa Thiên Huế nằm ở chỗ đô thị Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế có những điều kiện phát triển mang tính bổ sung cho nhau. Những khó khăn còn tồn tại về điều kiện và tiềm năng phát triển của Đà Nẵng sẽ tạo cơ hội cho Huế và ngược lại.

Hiện, Đà Nẵng hầu như đã dùng gần hết quỹ đất sạch để phát triển thì Huế còn quỹ đất phát triển rất lớn, đặc biệt là ở vùng đất Chân Mây- Lăng Cô giáp với Đà Nẵng. Như vậy, Huế chỉ cần khơi thông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển, đặc biệt là chú trọng việc phát triển Sân bay Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây và Khu đô thị mới Chân Mây-Lăng Cô kết nối tốt với Đà Nẵng. Với giao thông kết nối vùng thông thoáng, bao gồm đường cao tốc, đường sắt cao tốc, đường bộ, đường thủy… sẽ tăng mạnh lực hút các đầu tư từ Đà Nẵng, giúp phát triển giao thương giữa hai khu vực một cách tự nhiên theo tư duy kinh tế thị trường.

Rất nhiều cơ hội hợp tác vùng giữa hai tỉnh, thành dần đang khơi mở, không nhất thiết phải từ “con đường kinh tế-chính trị” với các kế hoạch phát triển chung của hai tỉnh, thành mà có thể bắt đầu với “con đường đầu tư” phi biên giới hành chính, bởi những nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể nhìn thấy các cơ hội vàng cho đầu tư.

Phát triển gắn bảo tồn

Lâu nay, Huế loay hoay giữa chuyện bảo tồn và phát triển. Chúng ta hãy nhìn rộng ra. Theo gương tiền nhân khai phá các vùng đất mới ở phía Nam có thể đem lại các lợi ích kinh tế cao cho toàn tỉnh, chứ không việc gì cứ phải bám vào đất cũ, là nơi vẫn nên ưu tiên hơn cho việc bảo tồn di sản của tiền nhân và để phát triển du lịch văn hóa.

Nhiều cơ hội phát triển đô thị được mở ra

Như vậy, bên cạnh không gian “Huế xưa” với thành quách đền đài sẽ có thêm không gian “Huế mới” với các vùng đô thị mới hiện đại văn minh với nhà cao tầng, dịch vụ thương mại quốc tế, hạ tầng đường cao tốc và metro... chạy dài từ Huế sang Phú Bài, về Chân Mây-Lăng Cô và nối đến Đà Nẵng. Khu vực này có tiềm năng sẽ trở thành một trung tâm giao lưu và hội nhập quốc tế và chúng ta sẽ khuyến khích giới trẻ đi khai phá, phát triển mở rộng Huế về các phía, trong đó hướng chủ đạo là về phía Nam, với đặc trưng kinh tế biển và công nghệ cao.

Tỉnh cần khuyến khích thu hút những dự án đem lại các cơ hội việc làm thu nhập cao cho các khu đô thị mới tiềm năng trong tương lai như khu đô thị Sân bay Quốc tế Phú Bài, khu đô thị cảng và logistics Chân Mây, khu đô thị du lịch biển Lăng Cô, với các dự án kết nối hạ tầng,… Đây sẽ là những nền tảng quan trọng để thu hút nhân tài khắp nơi đưa gia đình về đây an cư lạc nghiệp và đóng góp cho phát triển.

Chúng ta có thể kỳ vọng khu vực đô thị phía Đông và phía Đông Nam Thừa Thiên Huế sẽ mang bản sắc hiện đại thế kỷ 21 của Huế, là nơi an cư lạc nghiệp với văn hóa tri thức cao, thu nhập cao. Trong môi trường đô thị đáng sống tầm cỡ quốc tế, thể hiện tinh thần khai phá, phát triển Thừa Thiên Huế với các bước tiến mới về phát triển đô thị mới, kế thừa và tiếp nối song song với việc quan tâm chỉnh trang kết hợp bảo tồn các giá trị của tiền nhân đã xây dựng nên Thành Nội Huế trong thế kỷ 19, và đô thị Huế ở bờ Đông Nam sông Hương trong thế kỷ 20.

Bài: Ngô Viết Nam Sơn

Ảnh: Bảo Trân - Bảo Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Return to top