ClockThứ Bảy, 27/05/2023 15:07

Lãng phí... Cồn Tè

TTH - Cồn Tè là vùng đất ngập mặn nằm cuối hạ lưu sông Hương thuộc xã Hương Phong (TP. Huế), đối diện với cửa biển Thuận An với cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Đô thị Huế: Chuyển mình theo năm tháng

leftcenterrightdel
Đường ra Cồn Tè đẹp nhưng hẹp 

Lợi thế

Cách đây chừng 20 năm trước, Cồn Tè chỉ là một vùng đất ngập mặn còn hoang sơ, bao quanh là vùng đầm phá ven biển rộng lớn. Con đường ra Cồn Tè bắt đầu từ chân cầu - đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long chỉ là lối mòn bằng đất bùn, mùa mưa trơn trợt, mùa nắng bụi mịt mù.

Đường ra Cồn Tè mấp mé ven sông, du khách tha hồ ngắm cảnh ngư dân buông lưới, giăng câu vào mỗi lúc bình minh hay chiều tà. Buổi tối, những ánh đèn nhấp nháy của những trộ nò sáo, hay mẻ lưới đêm trên đầm phá càng tô điểm cho Cồn Tè và làm bao du khách mê mải.

Nét đẹp thơ mộng của Cồn Tè là thế nhưng phía cuối địa danh này duy nhất một quán nhậu bình dân phục vụ nhu cầu giải trí cho người dân bản địa và lớp thanh niên, sinh viên như chúng tôi hồi đó.

Từ ngày công trình cầu - đập Thảo Long được đưa vào sử dụng, nhiều người có dịp ngang qua Cồn Tè và khám phá bức tranh của địa danh này. Không lâu sau ngày cầu - đập Thảo Long ra đời, người dân Thuận Hòa, xã Hương Phong biết tận dụng, khai thác nét đẹp hoang sơ của Cồn Tè để xây dựng nên điểm du lịch sinh thái.

Một lợi thế lớn của Cồn Tè là nằm cách cánh rừng ngập mặn rú Chá chỉ chừng vài trăm mét. Du khách sau khi tham quan, tận hưởng không khí mát lành, chụp hình lưu niệm tại rú Chá sẽ đến Cồn Tè thưởng thức những món ăn thủy hải sản dân dã của người dân bản địa, kết hợp ngắm cảnh sông nước hữu tình, ngắm những chuyến tàu thuyền ra vào cửa biển Thuận An mỗi ngày.

Và không bất ngờ khi từ một vài chòi quán ăn uống ban đầu, không lâu sau, khu vực Cồn Tè có đến hàng chục quán ăn uống. Từ một vùng đất ngập mặn hoang sơ bỗng trở nên sôi động khi nhiều người dân, du khách đến đây rất đông. Vào mỗi buổi tối kéo dài đến nửa đêm, cả vùng đất ngập mặn Cồn Tè bỗng lung linh dưới ánh đèn điện.

“Du khách đến cồn Tè nườm nượp, nhiều lúc “cháy ghế”. Nhân viên các quán ăn uống có lúc không kịp phục vụ nhu cầu du khách. Các nhà hàng, hàng quán ăn uống ở Cồn Tè tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Riêng các chủ hàng quán có thể thu lãi mỗi ngày vài triệu đồng trở lên là chuyện thường”, anh Lương Trung Quán ở xã Hương Phong bộc bạch.

Dịch vụ chưa đáp ứng

Để Cồn Tè cũng như Rú Chá thật sự trở thành điểm du lịch lý tưởng, chuyên nghiệp cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng. Các chủ hàng quán ăn uống phải nắm bắt tâm lý khách hàng và tự điều chỉnh giá cả hợp lý. Chính quyền địa phương, ban ngành cũng cần có sự quản lý, giám sát giá cả các món ăn, thức uống tại đây. Đường giao thông, các dịch vụ trải nghiệm, lưu trú... cũng cần phải tính đến nếu muốn du lịch Rú Chá, Cồn Tè duy trì và phát triển.

Chừng vài năm trở lại đây, chòi quán ở Cồn Tè ngày càng thưa dần, du khách, người dân đến đây cũng không còn đông đúc như trước. Có nhiều nguyên nhân khiến Cồn Tè thiếu sự hấp dẫn, thu hút du khách. Theo anh Lương Trung Quán, tâm lý nhiều người ai cũng muốn các món ăn không chỉ ngon mà còn giá cả phải hợp lý. Thậm chí giá càng khuyến mại thì thu hút khách càng đông.

Ban đầu các món ăn hải sản, đặc sản đầm phá được các chủ quán bán với giá khá rẻ, phù hợp với điều kiện nhiều đối tượng du khách, người dân. Nhưng càng về sau, giá các món ăn, nhất là hải sản ngày càng tăng giá, thậm chí khá cao so với mặt bằng chung ở các điểm du lịch đầm phá trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân khiến du khách đến với Cồn Tè ngày càng giảm.

Cũng theo các chủ hàng quán nơi đây, nhiều du khách đến với Cồn Tè, sau khi ăn uống không còn dịch vụ vui chơi giải trí nào khác. Trong khi, nhiều du khách có nhu cầu lưu trú để được ngắm cảnh, những khoảnh khắc hoàng hôn, hay bình minh của vùng đất ngập mặn Cồn Tè, hay Rú Chá. Du khách muốn trải nghiệm các nghề nò sáo, bủa lưới, bắt còng... trên sông, đầm phá song lại không có.

Con đường đến với Cồn Tè tính từ cầu Thảo Long thực chất là tuyến đê ngăn mặn cho vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm phá tại địa phương, kết hợp đường giao thông. Mặt đường đê khá hẹp, ô tô chỉ lưu thông một chiều, nhiều trường hợp “xe đối đầu” rất bất tiện, mất thời gian quay trở. Theo lãnh đạo chính quyền địa phương, hiện nay du lịch Rú Chá, Cồn Tè chủ yếu do người dân tự phát. Địa phương, người dân không có khả năng về tài chính để xây dựng, mở rộng đường, tổ chức các dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ và các dịch vụ trải nghiệm trên đầm phá...

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
3.2
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
Kết nối cùng thiên nhiên

Thừa Thiên Huế lưu dấu với du khách không chỉ có những giá trị văn hóa đặc biệt mà còn hấp lực bởi cảnh quan thiên nhiên khi muốn trải nghiệm...

Kết nối cùng thiên nhiên
Du lịch cắm trại “bùng nổ”

Du lịch cắm trại đang thu hút nhiều người tham gia, chủ yếu là các bạn trẻ. Ngày hè, vào dịp cuối tuần hay vào các kỳ nghỉ ngắn ngày, nhiều nhóm bạn, gia đình, người thân tìm nơi tĩnh lặng để được hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống yên bình…

Du lịch cắm trại “bùng nổ”
Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

Xu hướng thiết kế biophilic design chú trọng việc kết nối con người với các yếu tố từ thiên nhiên, tạo ra không gian chữa lành ngay tại nhà.

Gần gũi thiên nhiên với biophilic design

TIN MỚI

Return to top