ClockThứ Năm, 03/08/2017 13:26

TP. Huế: Nhiều giải pháp xử lý các dự án chậm tiến độ

TTH - Tại hội nghị chuyên đề nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn TP. Huế sáng 2/8, nhiều giải pháp xử lý các dự án chậm tiến độ được đặt ra.

Dự án chỉnh trang mở rộng đường Tố Hữu đoạn từ Hà Huy Tập đến Bà Triệu còn một số hạng mục chưa hoàn thành

Theo kế hoạch phân bổ vốn năm 2017, TP. Huế được giao 159 tỷ đồng để thực hiện đầu tư 104 công trình trên địa bàn, ngoài 65 tỷ đồng vốn từ năm trước chuyển sang và các nguồn tài trợ, bổ sung để thực hiện các dự án (DA) khác.

Nhiều dự án chậm tiến độ

Tính đến 31/7, TP. Huế giải ngân cho công tác đầu tư công gần 98/225 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 43% kế hoạch, trong đó, một số nguồn giải ngân đạt thấp như nguồn tài trợ chỉ hơn 37%, nguồn dự phòng hơn 27%.

Theo lãnh đạo Phòng Tài chính kế hoạch TP. Huế, lý do chậm giải ngân vốn đầu tư cơ bản là do các công trình chậm tiến độ. Theo đó, có 42 DA chậm giải ngân, với tỷ lệ giải ngân dưới 50%, trong đó có 37 DA giải ngân dưới 30%.

Đáng chú ý là các công trình, DA như hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Kim Long giai đoạn 5 khối lượng chỉ đạt 60%, chậm 1 tháng, kè hồ Phú Cát khối lượng đạt 75%, chậm 4 tháng.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng có nhiều công trình chậm tiến độ từ 1-4 tháng như Trường tiểu học Phú Cát, các hạng mục của Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Tôn Thất Tùng, Trường tiểu học Phước Vĩnh…Cá biệt có một số trường đã có kế hoạch đầu tư từ đầu năm nhưng đến nay vẫn chưa khởi công như Trường mầm non và tiểu học Phú Thuận…

Ngoài ra còn nhiều DA chậm về công tác chuẩn bị, đầu tư, tư vấn thiết kế khiến kế hoạch giải ngân bị gián đoạn như Trường mầm non An Đông giai đoạn 2, Nhà làm việc của Công an TP. Huế…

Đối với lĩnh vực văn hóa, bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa thông tin cho hay, hiện công tác lập quy hoạch hệ thống nhà văn hóa các phường chưa đạt tiến độ. Đơn vị tư vấn khảo sát đã tiến hành lấy ý kiến lần cuối với 27 phường, song đến nay chỉ có 15 phường trả lời, còn 12 phường chưa có văn bản trả lời nên hồ sơ quy hoạch chưa hoàn chỉnh.

Bà Quỳnh Dao đề nghị các phường nhanh chóng gửi văn bản liên quan để Phòng Văn hóa thông tin sớm hoàn thành quy hoạch trình các cấp phê duyệt để làm cơ sở thực hiện trong thời gian tới.

Tại hội nghị chuyên đề nêu trên, khi báo cáo công tác thực hiện đầu tư các công trình DA từ ngân sách Nhà nước, hầu như ở đơn vị, phòng ban nào cũng có DA chậm tiến độ.

Đơn vị ít thì một vài DA, đơn vị làm chủ đầu tư nhiều có cả chục DA chậm tiến độ, theo đó tỷ lệ, thời gian chậm tiến độ cũng khác nhau. Có công trình chậm một vài tháng, song cũng có công trình kéo dài năm này qua năm khác. Ngoài ra còn có một số công trình chậm tiến độ do phụ thuộc tiến độ thi công DA Cải thiện môi trường nước TP. Huế.

Công khai các dự án chậm

Ngoài giải pháp khá quyết liệt là điều chuyển vốn nếu đến 30/9 mà các chủ đầu tư giải ngân chưa tới 50% kế hoạch vốn và không bố trí vốn với các DA giải ngân dưới 30%, nhiều giải pháp khả thi khác để đẩy nhanh tiến độ các DA công trình đầu tư từ vốn ngân sách đã được nêu tại hội nghị.

Ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư hiến kế, TP. Huế nên xem xét công bố danh sách các DA chậm tiến độ trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các trang web liên quan để người dân theo dõi và giám sát. Đó cũng là biện pháp cải cách hành chính hiệu quả.

Ông Hoàng Việt Trung cũng đề nghị các đơn vị thi công cũng như chủ đầu tư các công trình DA cần linh động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh, không nhất thiết hạng mục gì cũng đợi lập dự toán báo cáo, điều chỉnh, như thế sẽ kéo dài tiến độ không cần thiết.

Giám đốc Công ty CP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình tỉnh Bùi Xuân Chiến cho rằng không nên dàn trải nguồn vốn, chỉ nên tập trung một số công trình cần thiết để đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, cần kiểm tra chất lượng vật liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng công trình.

Ông Chiến đề nghị, đối với các công trình đường giao thông nên thi công vào ban đêm, độ từ 8-12 giờ đêm vừa ít ảnh hưởng đến giao thông vừa tăng hiệu quả, năng suất lao động cũng như chất lượng công trình.

Lãnh đạo phường An Cựu lưu ý việc phối hợp giữa các đơn vị tư vấn và quản lý DA với chủ đầu tư. Nếu khâu này gặp vướng mắc, công trình sẽ chậm tiến độ. Ví dụ điển hình là Trường tiểu học An Cựu do vướng mắc giữa đơn vị tư vấn giám sát với đơn vị quản lý DA dẫn đến tiến độ kéo dài. Do đó, sự phối hợp tốt giữa chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cũng là giải pháp giúp công trình đạt tiến độ.

Chủ tịch UBND TP. Huế Nguyễn Văn Thành yêu cầu các cơ quan ban ngành cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, thực hiện đầu tư các DA từ ngân sách. Cần thiết phải nghiên cứu xem xét để lựa chọn các phương án thi công tối ưu nhất để vừa đảm bảo chất lượng, đạt tiến độ mà không phát sinh thêm chi phí.

Tâm Huệ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top