ClockThứ Bảy, 07/04/2018 13:10

Giảm tải cho cảng Chân Mây

Cuối năm 2018 đưa vào hoạt động Bến số 3 Cảng Chân MâySiêu du thuyền Silver Shadow cập cảng Chân Mây

 

Nâng công suất thiết kế cho các bến cảng là giải pháp hiệu quả để giảm tải cho cảng Chân Mây. Ảnh: Văn Đình Huy

Bến số 1 quá tải so với công suất thiết kế, môi trường du lịch không đảm bảo và áp lực sóng biển dâng là những trở lực đối với các tàu hàng và tàu du lịch khi cập bến tại cảng Chân Mây.

KHÓ KHĂN CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Sau hơn 20 năm đưa vào khai thác, cảng Chân Mây hiện có một bến tàu với chiều dài 420m, độ sâu trước bến 12,5m, đủ khả năng đón tàu có trọng tải 30 ngàn DWT và tàu du lịch quốc tế có trọng tải trên 4 ngàn khách. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển du lịch bằng đường biển và nhiều tàu hàng đăng ký cập cảng, hiện Bến số 1 đang quá tải, vượt công suất thiết kế, dẫn đến nhiều bất cập khi tàu hàng và tàu du lịch cập chung bến.

Là DN kinh doanh vật liệu xây dựng đóng trên địa bàn huyện Phú Lộc và thường xuyên xuất nhập hàng qua cảng Chân mây, bất cập lớn nhất đối với Công ty CP Vật liệu xây dựng Lộc An là hàng hóa phải “nằm chờ” nhiều ngày trên biển do phải “nhường chỗ” cho tàu du lịch cập bến và tình trạng sóng lớn xuất hiện vào mùa đông.

 

Tàu hàng và tàu du lịch cập chung bến nên cảnh quang môi trường xung quanh cảng không đảm bảo
 

Giám đốc công ty, ông Nguyễn Xuân Hùng thông tin, do chưa có bến dành riêng cho tàu du lịch nên mỗi lần DN vận tải than từ Quảng Ninh vào cảng trùng với lịch trình đón tàu du lịch, tàu hàng phải nhường chỗ cho tàu du lịch nên phải quay ra biển “nằm chờ”. Trong khí đó, các khoản phí “bồi thường” cho chủ tàu do trễ hợp đồng, thuê nhân viên bốc xếp, bảo vệ hàng mỗi lần đợi tàu lên đến hàng chục triệu đồng. “Mỗi năm DN nhập trên 10 tàu than khoảng 20 ngàn tấn, đơn vị phải bù lỗ cho các khoản phí trên hàng trăm triệu đồng. Việc chậm trễ này còn gây mất thời gian, khó khăn cho các DN vận tải hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”, ông Hùng nhấn mạnh.

Các DN vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Chân Mây cũng gặp không ít khó khăn khi tàu hàng và tàu du lịch cập chung bến. “Chúng tôi có 30 đầu xe chuyên vận chuyển than, clinker, dăm gỗ từ các nhà máy trên địa bàn tỉnh đến cảng và ngược lại. Do bến qúa tải nên rất khó khăn. Hàng chục đầu xe phải ở lại cảng để đợi hàng”, Giám đốc Công ty TNHH Trường Thắng- ông Hồ Văn Anh Tuấn chia sẻ.

 

Bến số 1 cảng Chân Mây đang quá tải

Theo ông Tuấn, do bất cập khi thường xuyên đợi tàu nên lâu nay, có khá nhiều tàu hàng phải di chuyển từ cảng Chân Mây đến các cảng biển khác, như Cửa Việt (Quảng Trị), Tiên Sa (Đà Nẵng) để cập bến trong khi các chi phí vận chuyển hàng có thể tăng lên rất nhiều lần so với cập ở cảng Chân Mây.

Tổng Giám đốc Công ty CP cảng Chân Mây- ông Huỳnh Văn Toàn thừa nhận, với công suất Bến số 1 là 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, song do số lượng hàng xuất, nhập qua cảng khá lớn nên hiện mỗi năm có trên 2,3 triệu tấn hàng qua cảng, vượt gấp đôi công suất thiết kế. Môi trường cũng đang là gánh nặng và gây ảnh hưởng đến du khách khi tàu hàng và tàu du lịch cập chung bến. “Các mặt hàng xuất nhập qua cảng lâu nay chủ yếu là than, clinker, dăm gỗ... nên trước mỗi lần đón tàu du lịch, công ty phải huy động toàn bộ nhân viên tổng vệ sinh, dọn dẹp bến cảng, song môi trường trong khuôn viên cảng không thể như ý", ông Toàn giải thích.

GIẢM TẢI

 

Dự án Bến số 3 do Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2018

Để giảm tải cho Bến số 1, đồng thời chuẩn bị hạ tầng cảng biển để đạt mục tiêu đến năm 2020, cảng Chân Mây sẽ có 3 cầu cảng với lượng hàng thông qua đạt 7,4 triệu tấn/năm, tháng 3/2018, Công ty CP cảng Chân Mây đã khởi công xây dựng dự án Bến số 2. Với tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng, bến có chiều dài 280m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng đến 50 ngàn DWT. Dự án xây dựng Bến số 3 do Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư cũng đang trong giai đoạn nước rút, phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ đưa vào hoạt động, tiếp nhận tàu hàng 50 ngàn DWT.

Dự án đê chắn sóng cảng Chân Mây với tổng vốn đầu tư 850 tỷ đồng vừa được khởi công vào tháng 1/2018 và sẽ hoàn thành trong năm 2020. Sau khi đưa vào hoạt động, đê chắn sóng sẽ đảm bảo cho các bến cảng khai thác ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các bến container và đảm bảo an toàn cho tàu container cập bến.

Theo ông Huỳnh Văn Toàn, để giảm tải cho Bến số 1 cũng như đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đón khách du lịch bằng đường biển qua cảng, hiện công ty đang đẩy nhanh tiến độ Bến số 2, huy động cả nhân lực và vật tư thiết bị cho dự án, phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ hoàn thành một số hạng mục như bến bãi, đường dẫn ra tàu và các dịch vụ hậu cần để có thể đón tàu cập bến.

Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh- ông Lê Văn Tuệ khẳng định, Ban đang đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Bến số 2, 3 và đê chắn sóng, phấn đấu đến cuối năm 2018 sẽ đưa vào hoạt động Bến số 3, cuối năm 2019 sẽ hoàn thành Bến số 2 và đầu năm 2020 dự án đê chắn sóng sẽ hoàn thành, tạo chuỗi liên hoàn cho hạ tầng cảng biển. Sau khi Bến số 2 & 3 hoàn thành, Bến số 1 sẽ ưu tiên đón tàu du lịch nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường, tạo điều kiện để du khách tham quan cảng.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top