ClockThứ Hai, 06/01/2020 17:47

Phải xây dựng được thiết chế đô thị mới

TTH.VN - Là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh (Ban) chiều 6/1.

Xây dựng đội ngũ xích lô chuyên nghiệp và thân thiệnViện Kiểm sát Nhân dân tỉnh nhận Cờ thi đua của Chính phủChuyện của “Dự án” cải tạo xe lắc…

 Một góc khu đô thị An Vân Dương

Địa bàn do Ban quản lý có tổng diện tích diện tích khoảng 2.200ha. Năm 2019, tổng vốn thực hiện đầu tư vào khu vực phát triển đô thị do Ban thực hiện quản lý là 1.585/2.258 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 70,2% so với kế hoạch. Trong đó, vốn ngoài ngân sách nhà nước 1.453/2.070 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh giao ban làm chủ đầu tư 132/187 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực đô thị có 81 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trong đó 50 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách.

Năm 2020, tổng vốn đầu tư vào khu vực phát triển đô thị do Ban quản lý dự kiến 2.329 tỷ đồng. Trong năm, Ban sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng dự án văn phòng làm việc một số cơ quan tỉnh, giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng do vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng kéo dài nhiều năm. Đồng thời, Ban cũng hoàn thành kêu gọi đầu tư và ký kết hợp đồng thực hiện 7 dự án đã phê duyệt kết quả sơ tuyển; tổ chức triển khai lựa chọn nhà đầu tư các dự án trọng điểm như: trung tâm tích hợp dữ liệu số di sản văn hóa tại khu A, các dự án tại vòng xoay nút giao đường Tố Hữu và Võ Nguyên Giáp sớm tạo điểm nhấn cho khu A nói riêng và tòan khu An Vân Dương nói riêng

Các đơn vị tham dự đã chia sẻ nhiều khó khăn trong công tác thực hiện dự án tại khu vực đô thị, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao và quản lý hạ tầng kỹ thuật.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban phải bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình theo phân cấp, phân quyền để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, rà soát lại bộ máy gắn trách nhiệm từng bộ phận.

Là khu đô thị mới, Ban cần xây dựng được thiết chế đô thị, quy chuẩn đô thị một cách đồng bộ. Từ bó vỉa, cây xanh, kiến trúc, thoát nước... phải tốt hơn, chuẩn hơn, đồng bộ hơn so với đô thị cũ; quan tâm đến đầu tư giao thông tĩnh, thể chế giáo dục, y tế, văn hóa ngay tại khu vực đô thị mới. Xây dựng quỹ đất phục vụ công tác tái định cư, đảm bảo đời sống người dân.

Các sở ngành, địa phương liên quan phối hợp với Ban đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thẩm định thiết kế, quản lý hạ tầng đô thị... 

Tin ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng xử văn minh với vỉa hè

Hơn một năm nay, mỗi lần ngang qua khu vực Thành nội vào tầm chiều tối, tôi hay ghé mắt vào khu vực vỉa hè đường Mai Thúc Loan, tuyến cắt ngang với đường Lê Thánh Tôn. Chẳng phải tò mò hay có cảnh gì vướng mắt, mà vì ngay nút giao 2 phố có ghè sữa đậu nành nóng “nhà làm” mà chủ là người bạn của tôi từ thời cấp tiểu học.

Ứng xử văn minh với vỉa hè
Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Bảo vệ cây xanh bằng nhiều cách

Cứ mỗi lần nghe tin sắp có bão lớn là nhiều người ăn ngủ không yên. Người ở nhà dưới cấp 4, nhà tạm thì lo nhà sập. Người ở nhà trên cấp 4 một tí thì lo gió làm tốc mái, lo cây đổ đè sập nhà, làm đứt đường dây điện chiếu sáng, đứt dây điện thoại, gây tai nạn chết người. Người ở nhà kiên cố, nhà rường thì lo sạt mái ngói. Người có xe ô tô đậu ngoài đường thì lo cây đổ đè hư hỏng.

Bảo vệ cây xanh bằng nhiều cách
Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai cắt tỉa cây xanh và gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 20/9.

Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top