ClockThứ Sáu, 26/03/2021 14:52

Phát triển Huế trở thành đô thị văn hóa sáng tạo

TTH - Xây dựng đô thị lịch sử sống động với mục tiêu phát triển Huế trở thành đô thị văn hoá sáng tạo, thân thiện môi trường; là 1 trong 6 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam... là những mục tiêu sắp tới của TP. Huế. Chia sẻ công tác đầu tư chỉnh trang đô thị theo hướng “Sáng-Xanh-Sạch đẹp-Văn minh” thời gian qua, TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cho hay:

“Hệ sinh thái” du lịch đẳng cấpKhông ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa Thừa Thiên Huế vững bước đi lên

TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh. Ảnh: Thái Hùng

Điểm nhấn trong đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị thời gian qua là công viên 2 bờ sông Hương, hoàn thành hạ tầng khu tái định cư Hương Sơ cho các hộ dân Thượng Thành trong “cuộc di dân lịch sử”, bảo đảm tiến độ di dời, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế; chỉnh trang các tuyến đường trung tâm thành phố… Công tác quy hoạch, quản lý, xây dựng và phát triển đô thị, xử lý môi trường được tăng cường thông qua việc ra quân lập lại trật tự đô thị, thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, đề án “Huế - thành phố bốn mùa hoa”, góp phần làm cho không gian đô thị ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Năm 2021, thành phố sẽ triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm nào nhằm góp phần hoàn thiện hạ tầng đô thị trung tâm?

Khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch, dịch vụ, thành phố đã triển khai xây dựng các đề án phát triển du lịch như triển khai mô hình thí điểm chợ đêm Đông Ba, chỉnh trang các tuyến đường quanh Đại Nội Huế nhằm khai thác không gian cảnh quan đường đi bộ bờ Bắc sông Hương kết hợp với tuyến đi bộ bờ Nam Sông Hương, tạo thành không gian đi bộ hoàn chỉnh cùng với chương trình phát triển du lịch, dịch vụ về đêm nhằm hấp dẫn và thu hút khách.

Hiện, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư các DA trọng điểm (nâng cấp, mở rộng đường Hà Nội, cầu chui đường sắt Bắc - Nam tại đường Bùi Thị Xuân, DA mở rộng đường Nguyễn Gia Thiều và đường Dương Văn An…). Một số DA quan trọng sẽ đẩy nhanh tiến độ như DA di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế; DA hạ tầng kỹ thuật khu dân cư Hổ Quyền-Voi Ré; đề án thí điểm chợ đêm tại Bến xe Đông Ba; DA chỉnh trang cồn Dã Viên và các DA đầu tư hạ tầng tạo quỹ đất…

Hàng loạt các công việc, DA, chiến lược mà thành phố đã, đang và sẽ thực hiện sẽ tạo diện mạo đô thị Huế phát triển toàn diện, khởi sắc, ngày càng đẹp hơn, xanh hơn, gắn với lợi ích lâu dài của Nhân dân.

Đề án mở rộng TP. Huế đang được người dân hết sức quan tâm, ông có thể “phác thảo” quy mô của đô thị Huế trong tương lai?

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phạm vi TP. Huế từ gần 80 km2 hiện nay sẽ được mở rộng gấp 5 lần với diện tích khoảng 348,54 km2.

Đô thị Huế hôm nay

Quy hoạch xác định tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố là xây dựng một đô thị lịch sử sống động với mục tiêu phát triển Huế trở thành đô thị văn hoá sáng tạo; trong đó phát triển ngành công nghiệp tri thức chất lượng cao để xây dựng Huế trở thành đô thị công nghiệp tri thức. Xây dựng đô thị thân thiện môi trường, hài hòa với thiên nhiên để phát triển Huế trở thành đô thị môi trường kiểu mẫu, hướng tới phát triển TP. Huế thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia trong hệ thống đô thị Việt Nam, là một trong 3 thành phố di sản của Đông Dương với tư cách “Thành phố Festival, trung tâm du lịch văn hóa đặc sắc của châu Á”.

Hiện, đề án đã được Chính phủ thông qua và đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thành phố Huế cũng đang xây dựng các kế hoạch để làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện đề án, sau khi được thông qua.

Trên tiến trình xây dựng và phát triển, “Giấc mơ Huế” sẽ được thành phố triển khai như thế nào để khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng đất di sản?

2021 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào trước 2025. Thành phố tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, tận dụng các tiềm năng, lợi thế; tích cực triển khai và kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Về không gian đô thị, thành phố Huế hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế, tạo ra các không gian công cộng. Hoàn thiện không gian cảnh quan hai bờ sông Hương. Sau đó sẽ tiếp tục tạo không gian quảng trường…Về kinh tế đô thị, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh kinh tế đêm, phố đi bộ (hình thành các tuyến phố mới, chuẩn bị hoàn thành các tuyến đi bộ quanh Đại Nội Huế, phát triển bờ Bắc thành phố) và các hoạt động kinh tế trên sông Hương… nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trong đó, định hướng phát triển thành phố di sản, văn hóa, du lịch đặc sắc là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển đô thị Huế.

Thời gian tới, thành phố tiếp tục triển khai chỉnh trang đô thị Huế trên các lĩnh vực hạ tầng, cảnh quan đô thị theo hướng bảo vệ các giá trị di sản, phát huy, khai thác các tiềm năng cảnh quan vốn có, góp phần thu hút khách du lịch; tập trung khai thác không gian 2 bờ sông Hương, trong đó, tạo điểm nhấn, các tiện ích đô thị phục vụ du khách và người dân.

Cùng với không gian hai bờ sông Hương, thành phố chuẩn bị hình thành phố đi bộ khu vực xung quanh Đại Nội đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí về đêm phục vụ khách du lịch, nâng cao lợi ích kinh tế cho người dân và đẩy nhanh tiến độ các DA nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng TP. Huế trở thành đô thị văn hóa, nhân ái, thân thiện, xanh, sạch, văn minh và phát triển kinh tế trên nền tảng kết hợp giá trị di sản, tri thức và hội nhập.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Thanh Hương (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

TIN MỚI

Return to top