ClockThứ Bảy, 29/08/2020 06:30

Tập trung nguồn lực chỉnh trang hai bờ sông Hương

TTH - Hoàn thành thiết kế đô thị trục đường Lê Lợi theo định hướng là trục cảnh quan- văn hóa nghệ thuật, tuyến đường kiểu mẫu của thành phố; chỉnh trang không gian hai bờ sông Hương (HBSH) theo hướng “Xanh - Sạch - Sáng” là những dự án (DA) trọng điểm mà UBND TP. Huế đã, đang triển khai.

Không gian đọc bên bờ sông HươngĐi bộ bên bờ sông HươngTạo điểm nhấn từ không gian hai bờ sông Hương

Tuyến đi bộ dọc sông Hương đã hình thành

Tập trung cho tuyến đường kiểu mẫu

Những ngày này, hàng chục công nhân Trung tâm Công viên Cây xanh Huế và các đơn vị thi công tất bật xây dựng các bồn hoa, vận chuyển cây xanh, hoa đến trồng dọc trục đường Lê Lợi; xây dựng các hạng mục của DA chỉnh trang Công viên Lý Tự Trọng (khu vực đối diện trụ sở UBND tỉnh).

Đối với tuyến đường Lê Lợi, cùng với nguồn vốn kết dư của DA Cải thiện môi trường nước thành phố chỉnh trang 40 tuyến đường, tổng kinh phí 214 tỷ đồng chỉnh trang toàn tuyến với chiều dài khoảng 2km, đoạn từ cầu ga đến Đập Đá, gồm thảm nhựa, lát đá vỉa hè, bổ sung cây xanh, thành phố tiếp tục đầu tư kinh phí trang bị hệ thống ánh sáng, trồng các bồn hoa tạo mỹ quan đô thị và hướng đến xây dựng tuyến đường kiểu mẫu.

Đường Lê Lợi là tuyến đường chính, có nhiều bảo tàng, không gian trưng bày văn hóa, cơ quan nhà nước và là một trong những con đường đẹp nhất xứ Huế. Hai bên đường có nhiều không gian văn hóa đặc trưng, nhiều cây xanh lâu năm phủ kín, tạo bóng mát cho người đi đường. Cùng với công tác chỉnh trang, hiện thành phố đang nỗ lực triển khai đề án tháo dỡ hệ thống tường rào của các tòa nhà, các cơ sở kinh doanh, kiốt bán hàng dọc tuyến đường Lê Lợi nhằm tạo không gian, cảnh quan xung quanh khu vực HBSH.

Tạo điểm nhấn từ các công trình

Cùng với sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh, thành phố đầu tư hàng chục tỷ đồng chỉnh trang không gian HBSH, trong đó phân bổ thành nhiều DA, như DA đường đi bộ phía bờ Bắc sông Hương, chỉnh trang các công viên khu vực phía Bắc, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng cho Công viên Thương Bạc, Phú Xuân; chỉnh trang Công viên Lý Tứ Trọng (khu vực đối diện trụ sở UBND tỉnh)…

Với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng, khu vực đối diện trụ sở UBND tỉnh sẽ là điểm nhấn cho không gian dọc HBSH. DA bao gồm chỉnh trang công viên, điểm xanh và khu vực dọc bờ sông Hương; xây dựng quảng trường, đài phun nước, bổ sung cây xanh và hệ thống điện chiếu sáng hài hòa với cảnh quan và không gian dọc hai bờ sông. DA sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.

UBND TP. Huế vừa phê duyệt, báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình chỉnh trang công viên HBSH, hạng mục chỉnh trang công viên Phú Xuân đoạn từ cầu Phú Xuân đến cầu Dã Viên (giai đoạn 2). DA có tổng mức đầu tư 13,7 tỷ đồng, do Trung tâm Công viên Cây xanh Huế làm chủ đầu tư, nhằm góp phần chỉnh trang đô thị, kết nối tuyến đường đi bộ phía bắc sông Hương và đường Lê Duẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, mở rộng không gian và cảnh quan cho khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.   

Công trình bao gồm tháo dỡ đá chẻ, bó vỉa quanh bồn hoa tại vị trí đối diện bến xe Nguyễn Hoàng; tháo dỡ đường dạo, bồn hoa, bậc cấp bằng đá chẻ khu vực Bến Me; chỉnh trang các lối vào và các điểm dừng nghỉ xe đạp ven sông; chỉnh trang lối vào đối diện cửa Quảng Đức; bổ sung cây xanh và hệ thống ánh sáng…Thời gian thực hiện trong 2 năm, 2020- 2021.

Hoàn thiện không gian hai bờ sông Hương

Sau khi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Huế về ý tưởng chỉnh trang một số khu vực trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hoan nghênh TP. Huế và đơn vị tư vấn đã tích cực tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, nghiên cứu kỹ và báo cáo ý tưởng chỉnh trang một số vị trí trên địa bàn thành phố để tạo thêm các công trình, điểm nhấn mới về kiến trúc, cảnh quan, công viên, không gian công cộng,... phục vụ người dân, du khách, phát triển du lịch dịch vụ trên địa bàn.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, giai đoạn 2020- 2025, thành phố ưu tiên nguồn lực tập trung phát triển trục cảnh quan sông Hương làm trục chính phát triển đô thị hướng biển. Trong đó, quy hoạch lại không gian đô thị trung tâm, đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với mở rộng địa giới TP. Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Điểm nhấn là nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình thành các tuyến giao thông ven sông, tạo đường đi dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ, gắn với bảo tồn, gìn giữ không gian xanh và bảo vệ môi trường HBSH.

Theo đó, thành phố tập trung nguồn lực nâng cấp hạ tầng một số tuyến phố và khu vực có điều kiện để phát triển kinh tế đêm và tăng thêm các tuyến phố đi bộ. Hình thành không gian đi bộ bờ Bắc sông Hương kết nối không gian đi bộ phía bờ Nam; kết nối không gian đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu qua cầu Trường Tiền với không gian chợ Đông Ba, đường Trần Hưng Đạo, đường Trịnh Công Sơn và các khu vực đường Trương Định, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu; gắn phát triển phố đêm với hình thành khu ẩm thực về đêm để phục vụ nhu cầu của du khách.

Để tạo đột phá trong phát triển du lịch, thành phố tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới các bến thuyền du lịch dọc sông Hương và các nhánh sông; tăng cường quản lý, chấn chỉnh và nâng cao các dịch vụ trên thuyền du lịch phục vụ du khách. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư, đóng mới thuyền du lịch với mẫu mã đẹp, phù hợp cảnh quan của thành phố văn hóa, di sản, thân thiện với môi trường, không xả thải và gây tiếng ồn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

TIN MỚI

Return to top