ClockThứ Ba, 24/12/2024 13:12

Thủy Biều đồng thuận “hiến đất mở đường”

TTH - Sau khi TP. Huế triển khai các dự án (DA) mở rộng đường kiệt, UBND phường Thủy Biều đã vận động người dân “hiến đất mở đường”. Nhờ sự đồng thuận cao nên nhiều tuyến đường kiệt được đầu tư mở rộng, tạo diện mạo mới cho Thủy Biều và giúp giao thông, đi lại thuận tiện hơn.

Đình Nguyệt Biều đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sửXây dựng thương hiệu du lịch Thủy Biều

 Các tuyến đường giao thông trên địa bàn phường Thủy Biều sau khi mở rộng trở nên khang trang, rộng rãi

Đường Thanh Nghị là một trong những tuyến đường huyết mạch kết nối các khu nhà vườn trên địa bàn Thủy Biều, thường xuyên có các đoàn khách du lịch đi qua. Trước đây, tuyến đường này khá nhỏ, khoảng từ 4 - 5m nên khá bất tiện khi các phương tiện lưu thông, đặc biệt đối với xe du lịch 16 chỗ dừng đỗ đưa đón khách tham quan nhà vườn. Thực hiện DA mở rộng đường kiệt của UBND TP. Huế, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều đã khảo sát, lập phương án đầu tư mở rộng, đồng thời thành lập các tổ vận động để vận động người dân hiến đất làm đường.

Sau thời gian triển khai vận động, nhiều hộ dân đã đồng ý hiến đất, trong đó có hộ ông Hồ Xuân Ninh tự nguyện hiến 500m2, một số hộ đồng ý hiến từ 100- 300m2. Nhờ vậy nên đến nay, DA đường Thanh Nghị với tổng mức đầu tư 5,6 tỷ đồng, chiều dài hơn 1 cây số, mặt đường rộng 8m đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các phương tiện lưu thông. Cùng với đường Thanh Nghị, thời gian qua phường Thủy Biều đã vận động người dân hiến đất để mở rộng một số tuyến kiệt trên địa bàn, như kiệt 30, 32 Thanh Nghị; kiệt 30, 48 Ngô Hà; đường Long Thọ, Bùi Thị Xuân…

Chủ tịch UBND phường Thủy Biều, ông Võ Đăng Thái cho biết, phát huy hiệu quả trong công tác vận động người dân hiến đất mở đường, sau khi thành phố có chủ trương mở rộng đường kiệt, từ giữa năm 2024 đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã “đi từng ngõ, vận động từng nhà” để vận động các hộ dân nằm trên các tuyến đường kiệt hiến đất, tạo mặt bằng để triển khai DA.

Qua công tác vận động, hiện có hơn 100 hộ dân tự nguyện hiến từ 5.000 - 6.000m2 đất vườn để triển khai DA mở rộng đường kiệt. Dự kiến đầu năm 2025, phường sẽ thực hiện mở rộng 8 tuyến đường kiệt từ 3m lên 5,5m, với tổng kinh phí khoảng 21 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, gồm: Kiệt 12 Thanh nghị, kiệt 12 Ngô Hà, kiệt 8 và 40 Nguyệt Biều…

Là một trong những hộ dân vừa đồng ý hiến đất để năm 2025 mở rộng đường kiệt (kiệt 8 Nguyệt Biều), ông Hoàng Trọng Khá ở tổ Đông Phước 1 chia sẻ: “Nhà có 4 người con, 2 đứa đi làm ăn xa rồi lập nghiệp ở miền Nam, còn 2 đứa ở đây thì cũng ra ở riêng nên nhà chỉ có 2 ông bà già. Với diện tích đất vườn rộng hơn 1.000m2, vừa rồi cán bộ phường lên vận động hiến đất mở đường, chúng tôi đã đồng ý hiến gần 200m2 để làm đường rộng rãi, thông thoáng hơn”.

Cũng theo ông Võ Đăng Thái, để triển khai hiệu quả các DA mở rộng đường giao thông trên địa bàn, công tác dân vận đóng vai trò quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận trong dân. Vì vậy, sau khi có chủ trương của thành phố về mở rộng đường kiệt, phường tổ chức họp cán bộ cốt cán, các tổ trưởng tổ dân phố và giao trách nhiệm cho các đoàn thể, tổ dân phố vận động người dân. Quá trình vận động có người đồng ý, nhưng cũng có người chưa thuận tình, song bằng nhiều cách làm, cách vận động khác nhau, đến nay hàng trăm hộ dân đã đồng ý hiến đất mở đường, góp phần tạo bộ mặt đô thị khang trang, đường sá rộng rãi, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và các phương tiện khi đến tham quan nhà vườn trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc: Đoàn kết, đồng thuận

Trong niềm vui chung của Đảng bộ, chính quyền và người dân Thừa Thiên Huế khi Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, hai huyện Phú Lộc và Nam Đông khẩn trương thực hiện quy trình sáp nhập huyện theo NQ số 1314/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sự đoàn kết, đồng thuận là yếu tố tạo nên thành công cho nhiệm vụ này.

Sáp nhập huyện Nam Đông - Phú Lộc Đoàn kết, đồng thuận
Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

Phát huy lợi thế kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều (TP. Huế) đã huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo cây, con giống cũng như bổ sung các tiêu chí thiếu hụt nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo
Vì dân nên dân đồng thuận

Đến cổng thôn văn hóa Đồng Bào, xã Quảng Vinh (Quảng Điền) hỏi nhà ông Trần Khởi, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn, người dân nơi đây ai cũng biết và nhiệt tình chỉ cho chúng tôi. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ, nghe ông Khởi kể về công việc của mình, chúng tôi càng hiểu vì sao người dân quý mến ông.

Vì dân nên dân đồng thuận
Đồng thuận vì tương lai phát triển

Trong tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc Thừa Thiên Huế sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) là điều không thể khác.

Đồng thuận vì tương lai phát triển
Hoạt động giám sát và phản biện xã hội:
Hiệu quả từ sự đồng thuận của Nhân dân

Giám sát, phản biện xã hội là một hoạt động cơ bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các đoàn thể chính trị - xã hội, có vai trò và ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện, xử lý hiệu quả những sai phạm. Hoạt động này được ủy ban MTTQVN các cấp quan tâm, thực hiện có hiệu quả.

Hiệu quả từ sự đồng thuận của Nhân dân
Return to top