ClockThứ Ba, 03/06/2014 05:15

Lại “điệp khúc” được mùa, mất giá!

TTH - Năng suất lúa Đông xuân 2013-2014 toàn tỉnh đạt bình quân gần 60 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay, nhưng nông dân vẫn không vui vì giá lúa thấp, không có lãi.

Nông dân Nguyễn Thị Thu ở xã Quảng An (huyện Quảng Điền) lo lắng: “Giá lúa vụ Đông xuân này rớt đến mức quá thấp, chỉ còn 4.800-5.000 đồng/kg. Với giá thế này, người trồng lúa sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ”. Chị Thu nhẩm tính, gia đình trồng 10 sào lúa, chi phí từ khi làm đất, gieo cấy đến thu hoạch... ước khoảng 16 triệu đồng. Năng suất lúa vụ Đông xuân này hơn 3,6 tạ/sào, giá bình quân mỗi tạ gần 500 ngàn đồng. 10 sào lúa thu hoạch 36 tạ, bán được gần 18 triệu đồng, lãi chỉ 2 triệu đồng... Giá quá thấp nhưng chị Thu cũng phải bán để có điều kiện tái đầu tư sản xuất vụ hè thu. Nhiều hộ tiếc rẻ không bán cũng rất lo ngại, không biết khi nào giá lúa mới tăng.

Được mùa nhưng không vui

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những nguyên nhân dẫn đến giá lúa gạo đồng loạt giảm mạnh: Nguồn cung lúa gạo trong nước rất dồi dà; bất ổn chính trị ở Thái Lan đã ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới; những khách hàng truyền thống của Việt Nam, như Malaysia, Philippines, Trung Quốc… vẫn chưa đặt vấn đề mua gạo, hoặc mua rất ít. Cần phải nhanh chóng triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo từ 3 tháng như thường lệ lên 5 tháng, cộng với tìm hướng xuất khẩu gạo mới giải quyết được vấn đề...

Mặc dù có thêm một vụ lúa bội thu, nhưng bà con nông dân ở huyện Quảng Điền vẫn không vui và tỏ ra lo lắng vì lúa mất giá khiến sản xuất không có lãi. Nếu như những vụ trước giá lúa khoảng 7.500 đồng, có thời điểm lên đến 8.000 đồng/kg, nay giảm chỉ còn 4.800-5.000 đồng/kg. Với giá như hiện nay, theo tính toán của ông Lê Văn Thứ, Chủ nhiệm HTX Đông Phú, bình quân mỗi sào đạt trên 3,5 tạ chỉ bán hơn 1,7 triệu đồng, giảm gần 1 triệu đồng so với nhiều vụ trước. Toàn HTX Đông Phú có 242 ha lúa ước giảm gần 4 tỷ đồng so với những năm trước. “Trong khi giá lúa giảm mạnh, nhưng giá các loại vật tư nông nghiệp, phân bón vẫn không giảm, thậm chí còn tăng khiến người dân sản xuất không có lãi”, ông Thứ nói.

Không chỉ mất giá, sản phẩm vụ lúa đông xuân này còn khó bán. Lâu nay, người dân Quảng An chủ yếu bán lúa cho các lái buôn trên địa bàn huyện Quảng Điền, đặc biệt là bà Thái Thị Lệ, một lái buôn ở thị trấn Sịa. Thông thường đến thời điểm này, bà Thái Thị Lệ đã đến liên hệ với HTX Đông Phú để có kế hoạch thu mua sản phẩm của bà con xã viên. Còn vụ đông xuân này, đến nay thu hoạch xong nhưng bà Lệ, cũng như các lái buôn khác vẫn chưa liên hệ với HTX để thu mua sản phẩm. Ngoài lúa tồn đọng trong nhân dân từ những năm trước, dự báo vụ lúa này có nguy cơ tồn đọng thêm vài trăm tấn nữa khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tái sản xuất, đặc biệt là vụ hè thu 2014.
Vì lúa khó bán nên nhiều HTX có kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con xã viên sản xuất vụ Hè thu. Chẳng hạn, HTX Đông Phú phải vay thêm ngân hàng mua vật tư nông nghiệp, phân bón để bán nợ cho bà con xã viên. Vừa qua, HTX tổ chức bán nợ hàng chục tấn lúa giống, hàng ngàn tấn phân bón NPK cho xã viên, nông dân sản xuất vụ hè thu. HTX còn thực hiện việc giãn nợ các vụ trước nhằm giúp bà con có điều kiện sản xuất vụ tiếp theo. Cùng với việc bán nợ vật tư nông nghiệp, phân bón, Ban Chủ nhiệm HTX Đông Phú đang liên hệ với các lái buôn, các công ty tổ chức thu mua sản phẩm cho nông dân. Nếu các doanh nghiệp mua sản phẩm với giá từ 6.000 đồng đến 7.000 đồng/kg thì người dân sản xuất mới có lãi, ổn định đời sống, còn dưới 6.000 đồng chắc chắn khó có lãi, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.
Không riêng ở Quảng Điền, nông dân trên địa bàn tỉnh đều có chung khó khăn là giá lúa giảm mạnh. Nguyện vọng chung là mong Nhà nước cần quan tâm, có biện pháp điều tiết, chỉ đạo các doanh nghiệp thu mua sản phẩm với giá ổn định; có biện pháp trợ giá cho dân đối với những vụ lúa bị rớt giá; hỗ trợ giống, các loại vật tư nông nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp cho hiệu qủa

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” chiều 14/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình kiến nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn lớn​ đến đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số.

Mô hình chuyển đổi số trong nông nghiệp cho hiệu qủa
Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước xu thế thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) đã khẩn trương thành lập mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu
Nói “không” với bao bì bảo vệ thực vật trên đồng

Phát huy vai trò nòng cốt trong các phong trào nông dân, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn bằng nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp nhằm thay đổi hành vi để trở thành thói quen trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Nói “không” với bao bì bảo vệ thực vật trên đồng
Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024.

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa
Return to top