ClockThứ Tư, 02/11/2016 13:46

Lãng phí và ô nhiễm

TTH - Nhân viên của một công ty kinh doanh nọ có lần kể, mặc dù đã cúng đất đầu tháng 2 âm lịch, nhưng trong tháng 8 vừa qua, công ty của anh vẫn cúng đất rất lớn.

Ngoài “mâm cao cỗ đầy”, công ty còn mua vàng mã gần 10 triệu đồng để cúng. Với số lượng vàng mã nhiều như vậy, đốt chiều hôm đó nhưng đến trưa ngày hôm sau vẫn chưa cháy hết.

Chuyện đốt vàng mã ào ào như ở công ty nọ có lẽ không phải là lạ. Nghe kể, có hộ kinh doanh đều đặn mỗi tháng cúng rằm và ngày 30 âm lịch đốt trên 3 triệu đồng vàng mã. Chúng tôi nghe kể mà tiếc đứt ruột, dù chẳng phải tiền của mình.

Ngoài chuyện tốn kém, lãng phí, việc đốt, rải vàng mã, nhất là đốt, rải trên đường phố còn ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan đô thị. Sau nhiều lần tuyên truyền mà hiệu quả không đạt được như ý muốn, mới đây, ngày 17/8/2016, UBND TP. Huế đã ban hành quy định về việc đốt và rải vàng mã. Trong đó, “nghiêm cấm đốt vàng mã trên lòng đường giao thông (bao gồm cả đường chính và đường kiệt)” và “cấm rải tiền Việt Nam, tiền nước ngoài, vàng mã trên tất cả các tuyến đường của TP, các tuyến đường đưa tang và xuống các sông hồ”. Đã hơn hai tháng triển khai, nhưng tối ngày rằm và 30 âm lịch hàng tháng, trên nhiều tuyến đường của TP. Huế, người dân vô tư đốt vàng mã trên lòng đường. Riêng việc rải vàng mã, có những buổi sáng sớm trên đường Điện Biên Phủ xuống cơ quan đi làm, chúng tôi gặp nhiều đoàn xe tang đi qua và hình ảnh sau đó là những đồng tiền âm phủ bay lả tả trên đường. Vài  khách nước ngoài nhìn theo ngơ ngác, khó hiểu.

Có dịp trò chuyện với các hòa thượng, tôi đem câu chuyện đốt, rải vàng mã để hỏi nhưng đều nhận được những cái lắc đầu. Hòa thượng Thích Huệ Phước, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh giải thích cặn kẽ cho chúng tôi: “Trong Phật giáo không có kinh sách nào ghi lại việc Phật dạy cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố thì phải đốt vàng mã và nhà chùa không bao giờ đốt vàng mã”. Về việc rải vàng mã, Hòa thượng khẳng định, việc làm đó “hoàn toàn không phù hợp với đời sống xã hội hiện đại”.

Huế - TP văn hóa ASEAN, luôn được đánh giá là xanh, sạch, đẹp nên không thể chấp nhận tình trạng đốt, rải tiền vàng mã trên đường phố như thời gian qua. Ở đây, chúng tôi rất đồng quan điểm với Hòa thượng Thích Giác Đạo, Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh khi phát biểu tại hội nghị triển khai Nghị quyết 05 của Thành ủy Huế về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2016 - 2020 do phường Trường An (TP . Huế) tổ chức, đó là: các địa phương nên vận động người dân thay vì sử dụng tiền để mua vàng mã, nên giảm bớt để giúp đỡ người nghèo sẽ hiệu quả hơn.

Thùy Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt

Các công ty năng lượng đang tăng cường các hoạt động thăm dò khí đốt ở khu vực Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sản lượng khí đốt tự nhiên, đồng thời đáp ứng mức tăng trưởng về nhu cầu trong dài hạn, nhờ những phát hiện gần đây và chính sách đầu tư được cải thiện.

Đông Nam Á thu hút các công ty năng lượng thăm dò khí đốt
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top