ClockThứ Tư, 09/02/2011 09:10

Lang thang với Huế

TTH - Cuối năm, trời mưa lâm thâm và lạnh. Hình như còn bao nhiêu nước ở xứ mưa này với rét xin trút xuống dần dần để rồi nhường lại cho nắng ấm ngày xuân đón Tết.

Mặc cho thời tiết khắc nghiệt, chợ Tết vẫn rộn ràng trên phố Huế. Hoa từ mọi miền đất nước đã về đây khoe sắc. Hoa đào Nhật Tân Hà Nội, hoa cúc đại đóa, hoa hồng, thược dược… không kém hấp dẫn, vươn mình bên hoa mai xứ Huế. Một khoảng sân bên dòng Hương xuân nào vẫn dành cho mai vàng. Trong dòng người xuôi ngược, đi thưởng thức ngắm hoa – như là khúc nhạc dạo đầu trước khi mua mai về chưng Tết. Nhiều gốc mai cổ thụ được nghệ nhân bứng cả cây chào mời khách. Những chậu mai vàng, hồng diệp mai, mưng, sanh Huế… không thiếu trong vườn trăm hoa đua nở này.


Tôi gặp những bô lão chống gậy len lỏi vào vườn hoa Tết xem hoa năm nay có gì lạ. Khi gặp cành mai nào thích, các cụ đứng trầm ngâm ngắm mãi hồi lâu rồi mới rời bước. Có lẽ những gốc mai, cành mai hợp với nhãn quan các cụ - đó là, những nhành mai tự nhiên, hài hòa, có sau có trước. Vừa có hoa đẹp, to từ năm cánh trở lên, vừa có búp nở dần, để đến ngày cúng đưa ông bà, tổ tiên, nhành mai trọn vẹn rực vàng. Quan niệm ấy không hề thay đổi.
Ở Huế, hoa trưng bày để bán có thể nói nhiều nhất ở chợ hoa đường Trần Hưng Đạo, kế đến là Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh. Có điều lạ, mọi năm, đêm ba mươi, mọi hoa dầu mắc hay rẻ đều bán sạch. Người nghèo “cái khó bó cái khôn” chờ đến ngày 30 Tết mới mua hoa Tết. Thường được giá bèo, tha hồ chọn mang về, nhất là hoa cúc nằm trong tình trạng chung của giới lao động – năm nào cũng thừa thải, dễ xài…
Cuối năm, đi dọc phố phường, ta sẽ bắt gặp nhiều thú vị, nhất là cái đẹp của những loài hoa do thiên nhiên ban tặng, không thể thiếu trong ngày xuân. Niềm vui được ngắm hoa thỏa thích bên những thiếu nữ Huế duyên dáng song hành “Thành phố chúng mình thương” – ca khúc Hoàng Sông Hương viết về Huế, thực sự cuốn hút tôi vào mê cung mùa xuân. Sau mấy chục năm tắm gội mưa nắng buồn vui với quê hương, tôi thẩm thấu một điều – như minh triết, đó là cách sống con người Huế, chữ “nhẫn” giữa vô lượng đất trời dù mưa gió, phong ba vẫn vượt lên số phận…
Ngàn Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top