ClockThứ Năm, 13/09/2018 20:53
DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TP. HUẾ:

Lên phương án đảm bảo an toàn khi vào mùa mưa lũ

TTH.VN - Trong khi một số hạng mục thuộc Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế (gọi tắt DA) cơ bản hoàn thành, hoàn trả mặt bằng thì vẫn còn nhiều tuyến thi công dang dở, khiến người dân lo lắng những hiểm nguy rình rập khi cao điểm mùa mưa sắp bắt đầu.

Tết này thành phố sẽ hết bừa bộnMất an toàn giao thông do chậm hoàn trả mặt bằngKẹt xe giờ cao điểm đoạn đường thi công ngã tư Nguyễn Huệ - Nguyễn Trường TộGia hạn Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế đến tháng 12/2020Sẽ báo cáo kết quả giám sát Dự án cải thiện môi trường nước TP. HuếĐẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

DA trên đường Phan Chu Trinh đang thi công, do đây là đoạn gặp rất nhiều trở ngại nên dự kiến phải qua mùa mưa lũ mới hoàn thành. Ban quản lý DA khẳng định sẽ đảm bảo an toàn cho người dân nếu mưa lũ xảy ra

Lo ngại ở những điểm dang dở

Đến thời điểm này, nhiều hạng mục công trình của DA đi qua một số đoạn đường ở các tuyến đường như Hải Triều, Phan Châu Trinh, Hàn Mạc Tử, Bà Huyện Thanh Quan... còn ngổn ngang.

Đường Hải Triều nằm dọc sông An Cựu đang trải qua thời gian thi công DA kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, hiện vẫn còn một đoạn thuộc địa phận phường An Đông chưa hoàn thành, khiến việc đi lại rất khó khăn và người dân nhiều lần kiến nghị với các đơn vị liên quan đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ.

Khác với nhiều tuyến đường khác, đường Hải Triều không có vỉa hè, tiến độ thi công chậm, nên trời nắng bụi mù mịt. Chỉ cần một trận mưa là nhếch nhác vô cùng, người và xe qua lại ngã thường xuyên, rất nguy hiểm. Họ cũng lo ngại, nếu không hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay thì người dân phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn bởi mật độ lưu thông qua lại đoạn đường này dày đặc.

“Mùa mưa lũ năm trước không biết có bao nhiêu trường hợp bị ngã, ai đi qua về, đoạn đường này cũng e ngại, khiếp sợ. Bây giờ chỉ còn một đoạn đường ngắn nên chỉ mong đơn vị thi công tiến hành nhanh, làm sao trước mùa mưa lũ để cho dân đỡ khổ”, một người dân mong mỏi. Một vài hộ sống dọc đường Hải Triều vì nóng lòng đã tạo điều kiện tối đa để đơn vị thi công câu điện phục vụ thi công.

Trong khi đó, cũng nằm dọc theo bờ sông An Cựu, đường Phan Chu Trinh đoạn từ cầu Kho Rèn lên cầu Bến Ngự có lẽ là khu vực nằm trong vùng DA đang ngổn ngang nhất. Theo ghi nhận ở đoạn đường này, việc thi công vẫn đang diễn ra rầm rộ, khắp các mặt đường. Điều này dẫn đến kẹt xe, ảnh hưởng việc đi lại của người dân, doanh thu các hàng quán kinh doanh. Người dân sống đoạn này ai cũng cho rằng, cần khắc phục theo kiểu cuốn chiếu, làm tới đâu hoàn thiện mặt bằng đến đó, và nếu trước mùa mưa lụt này không hoàn thành thì phải có phương án để đảm bảo an toàn?

Lên phương án ứng phó với mưa lũ

Theo Ban quản lý DA, đến thời điểm này, ba gói thầu đường ống đã hoàn thành 85-90%. Riêng gói thầu xây dựng nhà máy cũng đã hoàn thiện 90% và bắt đầu lắp đặt các thiết bị vận hành. Với đường Hải Triều, cơ bản đã hoàn thành, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ và sẽ hoàn trả mặt bằng trong một vài ngày tới.

Tuy nhiên, Ban quản lý DA thừa nhận vẫn còn một số hạng mục dang dở, tồn tại nhiều hố sâu do nhiều lý do nên buộc phải qua mùa mưa lũ mới hoàn thành như các điểm trên đường Phan Châu Trinh, Bà Huyện Thanh Quan, Hàn Mạc Tử... Đều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người dân trong quá trình thi công. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này do chiều sâu chôn được ống có nơi phải đào tới 5-7m, nên khó thi công.

Nếu mưa lũ xảy ra, Ban quản lý DA sẽ yêu cầu các nhà thầu lấp bằng cao độ mặt đường để đảm bảo không tồn tại hố sâu, ngập sâu

Ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Trưởng Ban quản lý DA cho hay, từ đầu năm đã yêu cầu các nhà tư vấn, nhà thầu xây dựng phương án phòng chống bão lũ ở những điểm có thể ảnh hưởng đến người dân như nói trên. Yêu cầu tập trung đẩy nhanh tiến độ các hạng mục đã triển khai, nhất là các vị trí hạ lưu, cửa xả, các tuyến đã thi công phải được đấu nối tạm thời để thoát nước.

Trong quá trình xảy ra mưa lũ, tăng cường công tác đảm bảo trên công trường, phạm vi thi công phải được rào chắn, các hố sâu phải được rào kiên cố, có đầy đủ biển cảnh báo, chỉ dẫn, đèn... Cùng với đó, bố trí nhân lực túc trực thường xuyên tại các điểm thi công, chuẩn bị các phương tiện, vật tư để chủ động đề phòng tình huống xấu.

“Chúng tôi yêu cầu các nhà tư vấn, nhà thầu nếu mưa lũ xảy ra không được mở điểm thi công mới cho đến khi ban có chỉ dẫn. Một số điểm thi không hoàn trả kịp mặt bằng phải lấp bằng cao độ mặt đường để đảm bảo không tồn tại hố sâu, ngập sâu”, ông Tuấn Anh thông tin.

Bài, ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Return to top