Thế giới

LHQ: Mất mát thiên nhiên đồng nghĩa với những đại dịch nguy hiểm hơn trong tương lai

ClockThứ Sáu, 30/10/2020 07:34
TTH.VN - Ủy ban liên Chính phủ Liên Hiệp Quốc về Đa dạng Sinh học và các Dịch vụ Hệ sinh thái (IPBES) ngày 29/10 cảnh báo, những đại dịch trong tương lai sẽ xảy ra thường xuyên hơn, cướp đi nhiều sinh mạng hơn và gây thiệt hại thậm chí còn tồi tệ hơn cho nền kinh tế toàn cầu so với đại dịch COVID-19, nếu không có sự thay đổi cơ bản trong cách con người đối xử với thiên nhiên.

Thế giới đã ghi nhận 44 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2Chính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Khu vực rừng Amazon ở tiểu bang Rondonia, Brazil bị tàn phá nghiêm trọng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cảnh báo rằng có tới 850.000 virus, giống như virus SARS CoV-2, tồn tại ở động vật và có thể lây nhiễm sang người, IPBES cho biết, các đại dịch đại diện cho một "mối đe dọa hiện hữu" đối với nhân loại.

Theo các tác giả của báo cáo đặc biệt về đa dạng sinh học và các đại dịch, việc phá hoại môi trường sống và tiêu thụ quá mức đã khiến những căn bệnh lây truyền qua động vật có nhiều khả năng lây sang người hơn trong tương lai.

“Không có điều bí ẩn to lớn nào về nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19, hoặc bất kỳ đại dịch hiện đại nào”, ông Peter Daszak, Chủ tịch của Ecohealth Alliance, một tổ chức phi chính phủ bảo vệ con người, động vật và môi trường khỏi các bệnh truyền nhiễm mới nổi; đồng thời là Chủ tịch của hội thảo IPBES nhận định.

Theo IPBES, COVID-19 là đại dịch thứ 6 kể từ đợt bùng phát đại dịch cúm năm 1918, tất cả các đại dịch này đều hoàn toàn là do các hoạt động của con người gây ra.

Những hoạt động này bao gồm việc khai thác môi trường không bền vững thông qua phá rừng, mở rộng nông nghiệp, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, tất cả các hoạt động này khiến con người tiếp xúc ngày càng gần với động vật hoang dã và động vật chăn nuôi, cũng như những dịch bệnh từ chúng.

Đáng chú ý, IPBES cảnh báo, có khoảng 5 dịch bệnh mới xuất hiện ở người mỗi năm, bất kỳ dịch bệnh nào trong số đó cũng có khả năng trở thành đại dịch.

Trước đó trong đánh giá định kỳ về tình trạng thiên nhiên hồi năm ngoái, IPBES đã chỉ ra rằng, hơn 3/4 diện tích đất trên trái đất đã bị suy thoái nghiêm trọng do hoạt động của con người.

Qua đó, IPBES đề xuất một phản ứng đại dịch phối hợp trên phạm vi toàn cầu và để các quốc gia đạt được sự đồng thuận về những mục tiêu nhằm ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học trong một hiệp định quốc tế, tương tự như Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu.

Trong một động thái liên quan, ông Nick Ostle, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Môi trường CEH Lancaster, thuộc Đại học Lancaster (Anh) khẳng định, đánh giá của IPBES đóng vai trò như một "lời nhắc nhở" về mức độ phụ thuộc của con người vào thiên nhiên.

“Sức khỏe, sự thịnh vượng và hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào sức khỏe, sự thịnh vượng và hạnh phúc của môi trường xung quanh chúng ta. Những thách thức của đại dịch này đã nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ và phục hồi các hệ thống “hỗ trợ sự sống” quan trọng và chung liên quan đến môi trường trên toàn cầu", ông Nick Ostle nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top