Thế giới Thế giới
LHQ tiến hành bỏ phiếu về nghị quyết mở rộng trừng phạt Triều Tiên
TTH.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày hôm nay (1/3) tiến hành bỏ phiếu về một nghị quyết mở rộng đáng kể các biện pháp trừng phạt hiện nay của LHQ đối với Bắc Triều Tiên, nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân hôm 6/1 vừa qua của nước này, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc cho biết.
![]() |
Một phiên biểu quyết của Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: Ibtimes. |
Việc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra trong một cuộc họp bắt đầu lúc 3:00 chiều (giờ địa phương) ngày hôm nay (1/3), một quan chức tiết lộ với hãng tin Reuters.
Tuần trước, Mỹ trình bày với Hội đồng 15 quốc gia một dự thảo nghị quyết đã được đàm phán với Trung Quốc trước đó nhằm thắt chặt đáng kể các hạn chế sau vụ thử tên lửa và khởi động hạt nhân của Bắc Triều Tiên mới đây, và tạo ra những biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất của Liên Hợp Quốc trong 2 thập kỷ qua.
Washington hy vọng có thể đạt được giải pháp thông qua một cuộc bỏ phiếu vào cuối tuần trước, nhưng phía Nga yêu cầu cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu văn kiện mà mà Hoa Kỳ đã thống nhất với Trung Quốc nhằm chống lại Triều Tiên - quốc gia láng giềng và cũng là đồng minh của Bắc Kinh.
Theo Reuters, bản dự thảo yêu cầu các nước thành viên Liên Hiệp Quốc tiến hành kiểm tra bắt buộc đối với tất cả các hàng hóa đi qua lãnh thổ nước mình bắt nguồn từ Triều Tiên hoặc được vận chuyển đến Triều Tiên để tìm kiếm hàng hóa bất hợp pháp. Trước đây, các quốc gia chỉ được yêu cầu thực hiện việc này nếu có cơ sở hợp lý cho rằng có hàng hóa bất hợp pháp trong những lô hàng vận chuyển.
Một nhà ngoại giao cho biết đã có những thay đổi nhỏ trong văn kiện dự thảo, không tiết lộ thông tin chi tiết.
Hoa Kỳ đã trải qua gần 2 tháng đàm phán song phương để thảo luận về một dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi tháng 1/2016, với các biện pháp cứng rắn bất thường nhằm thuyết phục nước này từ bỏ chương trình vũ khí nguyên tử.
Với đề xuất mới này, Liên Hợp Quốc sẽ cấm Bình Nhưỡng nhập khẩu và xuất khẩu tất cả các loại vũ khí.
Mỹ cũng đưa ra một lệnh cấm chưa từng có đối với việc chuyển tới Bắc Triều Tiên bất kỳ hạng mục nào có thể liên quan trực tiếp đến khả năng hoạt động của các lực lượng vũ trang Bắc Triều Tiên, chẳng hạn như những xe tải có thể được sửa đổi cho mục đích quân sự.
Các biện pháp đề xuất khác bao gồm một lệnh cấm tất cả các nguồn cung cấp nhiên liệu cho hàng không và tên lửa của Bắc Triều Tiên, yêu cầu các nước trục xuất nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp, và đưa vào danh sách đen 17 cá nhân và 12 đơn vị của nước này, trong đó có Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên (NADA) - cơ quan chịu trách nhiệm cho vụ phóng tên lửa hồi tháng 2.
Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Samantha Power nói với các phóng viên rằng, các biện pháp mới - nếu được chấp thuận - sẽ là "những biện pháp trừng phạt mạnh nhất được áp đặt bởi Hội đồng Bảo an trong hơn 2 thập kỷ qua".
Bắc Triều Tiên đã phải chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc kể từ năm 2006 vì nhiều cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Businessinsider)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ