Thế giới

Liên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19

ClockThứ Hai, 18/10/2021 08:44
Liên hợp quốc kêu gọi quốc tế giải quyết nguy cơ vỡ nợ và đảm bảo các khoản đầu tư cho phục hồi được đưa đến những quốc gia cần nhất, qua đó tạo cơ hội cho người nghèo xây dựng lại cuộc sống tốt hơn.

Nghèo đói cùng cực lần đầu tiên tăng trong 2 thập kỷNhiều giải pháp nhập cảnh sau dịch COVID-19 của các nướcSau một năm, Hiệp định EVFTA đang từng bước phát huy hiệu quảĐại diện 55 quốc gia dự phiên họp thứ 39 hội đồng điều hành AUTiến sĩ Nguyễn Việt Hùng có tên trong nhóm cố vấn khoa học mới của WHO

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nhân Ngày Quốc tế xóa nghèo 17/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước trên thế giới thúc đẩy sự phục hồi mang tính chuyển đổi, toàn diện và bền vững sau đại dịch COVID-19 để xóa nghèo đồng thời kiến tạo một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.

Trong thông điệp của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cho biết lần đầu tiên sau hai thập kỷ, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm ngoái, gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch COVID-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội.

Theo ông, sự phục hồi không đồng đều đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia ở Bắc bán cầu và các quốc gia Nam bán cầu.

Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 làm cho các biến thể virus SARS-CoV-2 phát triển và lây lan mạnh, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.

Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh các nước trên thế giới phải chấm dứt tình trạng này, giải quyết các nguy cơ vỡ nợ và đảm bảo các khoản đầu tư cho phục hồi được đưa đến những quốc gia cần nhất, qua đó tạo cơ hội cho người nghèo xây dựng lại cuộc sống tốt hơn trong một xã hội tiến lên phía trước.

Người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi thế giới cùng cam kết "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn."

Ông Guterres nêu rõ việc xây dựng xã hội tiến lên đòi hỏi 3 cách tiếp cận mũi nhọn trong quá trình phục hồi toàn cầu.

Đầu tiên, quá trình phục hồi phải có sự chuyển đổi rõ ràng vì thế giới không thể trở lại cấu trúc như khi đại dịch COVID-19 chưa xảy ra, cấu trúc đã chứng kiến những bất lợi và bất bình đẳng vốn đã khiến tình trạng nghèo đói kéo dài.

Theo Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc, thế giới cần huy động tối đa ý chí chính trị và các mối quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu chung.

Thứ hai là phục hồi toàn diện, bao gồm mọi nhóm đối tượng trong xã hội, vì phục hồi không đồng đều sẽ khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao hơn, khiến các mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên khó thực hiện hơn.

Thứ ba, việc phục hồi phải bền vững vì thế giới cần được xây dựng một cách bền vững, phi carbon và đạt các mục tiêu đưa phát thải ròng về 0. Ở đó, các chính phủ cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ những người nghèo, nhóm chịu tác động trực tiếp từ những quyết định của chính phủ.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc:
“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình

Tuy là động lực cho sự phát triển bền vững, các quốc gia thu nhập trung bình phải đối mặt với những thách thức đặc biệt, và cần nhiều sự hỗ trợ và tầm nhìn quốc tế hơn để phát triển mạnh mẽ. Đây là nhận định vừa được Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed đưa ra.

“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình
Ngày 1/1/2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người

Số liệu do Cục điều tra dân số Mỹ công bố chỉ ra rằng, dân số thế giới đã tăng 75 triệu người trong năm qua và vào ngày đầu tiên của năm mới 2024, dân số thế giới sẽ đạt hơn 8 tỷ người.

Ngày 1 1 2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người
Cần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu

Việc ra mắt Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu đã thu hút được nhiều lời khen ngợi và cam kết hàng trăm triệu USD tại cuộc đàm phán COP28 của Liên Hiệp quốc diễn ra vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng cần hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ các quốc gia dễ bị tổn thương.

Cần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu
Return to top