Thế giới
Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc:

“Can đảm, tầm nhìn và đoàn kết” để thúc đẩy các quốc gia thu nhập trung bình

ClockThứ Tư, 07/02/2024 14:58
TTH.VN - Tuy là động lực cho sự phát triển bền vững, các quốc gia thu nhập trung bình phải đối mặt với những thách thức đặc biệt, và cần nhiều sự hỗ trợ và tầm nhìn quốc tế hơn để phát triển mạnh mẽ. Đây là nhận định vừa được Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed đưa ra.

Cần 5.400 - 6.400 tỷ USD/năm để đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030Đại hội đồng LHQ thông qua tuyên bố đẩy nhanh các Mục tiêu Phát triển Bền vữngViệt Nam: Cần tăng cường hợp tác hỗ trợ các nước thu nhập trung bình

 Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Amina Mohammed phát biểu tại một cuộc họp. Ảnh minh họa: TTXVN

Phát biểu tại một hội nghị về giải quyết những thách thức phát triển của các quốc gia thu nhập trung bình (MIC), sự kiện vừa được tổ chức từ ngày 5 - 6/2 ở thủ đô Rabat của Morocco, bà Amina Mohammed cho biết, các cuộc khủng hoảng gần đây đã bộc lộ sự bất bình đẳng và sự tương phản rõ rệt.

“Trong khi các quốc gia phát triển có thể bảo vệ và nhanh chóng hỗ trợ người dân của họ, thì các quốc gia khác lại phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế và những hệ thống hỗ trợ toàn cầu hiện có”, Phó Tổng Thư ký LHQ nói thêm.

Đáng chú ý, các khuôn khổ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu phức tạp của các quốc gia đang phát triển. “Những trở ngại vẫn tồn tại nói lên một cách rõ ràng những thách thức mà các quốc gia có thu nhập trung bình phải đối mặt, cũng như những cơ hội bị mất đi đối với sự tăng trưởng, ổn định và phát triển bền vững”, bà Amina Mohammed giải thích.

Một nhóm lớn và đa dạng

Được biết, các quốc gia thu nhập trung bình (MIC) là một nhóm lớn và đa dạng gồm hơn 100 quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người của những quốc gia này dao động từ 1.000 - 12.000 USD.

Nhóm này chiếm gần 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và đóng vai trò là những động lực tăng trưởng chính; đồng thời cũng là nơi sinh sống của khoảng 3/4 dân số thế giới. Tuy nhiên, tình trạng dễ bị tổn thương của họ vẫn tồn tại bất kể mức thu nhập, với 62% người nghèo trên thế giới sống ở các quốc gia thu nhập trung bình.

Nhấn mạnh sự đa dạng và thách thức của các quốc gia này, bà Amina Mohammed khẳng định sự cần thiết phải có các giải pháp “thế hệ thứ hai”. “Trong một thế giới không chắc chắn với nhiều cuộc khủng hoảng toàn cầu chồng chất, cần có sự linh hoạt, đổi mới, sáng tạo và đoàn kết toàn cầu để đảm bảo một tương lai bền vững, không chỉ cho một số ít mà cho toàn bộ cộng đồng toàn cầu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em”, Phó Tổng Thư ký LHQ nói thêm.

Bên cạnh đó, quá trình phục hồi đang bị chậm lại do hậu quả của đại dịch COVID-19 và các quốc gia thu nhập trung bình đang phải gánh chịu một cách không tương xứng các tình huống khẩn cấp về khí hậu, xung đột và thiên tai, làm đảo ngược nhiều năm những thành quả đối với sự phát triển.

Tiềm năng cơ hội

Phó Tổng Thư ký LHQ đã chỉ ra tiềm năng đối với các cơ hội, miễn là có “sự can đảm, tầm nhìn và sự đoàn kết để nắm bắt chúng”; đồng thời kêu gọi sự gia tăng đáng kể về nguồn tài chính phát triển, cũng như nhắc lại Kế hoạch kích thích các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres để tăng nguồn tài trợ dài hạn lãi suất thấp cho các quốc gia đang có nhu cầu thêm ít nhất 500 tỷ USD mỗi năm.

Bà Amina Mohammed cũng ủng hộ cải cách cấu trúc tài chính quốc tế, kêu gọi những thay đổi phản ánh sức nặng kinh tế thực sự và tiếng nói của các quốc gia thu nhập trung bình, từ đó kêu gọi áp dụng các biện pháp tiến bộ ngoài GDP để giải quyết tốt hơn bản chất đa chiều của phát triển bền vững.

Đầu tư vào hy vọng và tương lai

Phó Tổng Thư ký LHQ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới đoàn kết và đầu tư vào niềm hy vọng, sự phát triển bền vững và một tương lai tốt đẹp hơn dành cho tất cả mọi người. Theo đó, việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) trên hết sẽ phụ thuộc vào sự tiến bộ và thịnh vượng của các quốc gia.

Hội nghị nói trên kéo dài 2 ngày, được phối hợp tổ chức bởi Chính phủ Morocco và Ủy ban Kinh tế châu Phi của LHQ (UNECA), với chủ đề “Giải pháp dành cho những thách thức phát triển của các quốc gia thu nhập trung bình trong một thế giới đang thay đổi”.

Các cuộc thảo luận tập trung vào những chủ đề chính đối với các quốc gia thu nhập trung bình, bao gồm Chương trình Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác (SSTC); khí hậu và tài chính đổi mới sáng tạo; cũng như “bẫy thu nhập trung bình”, là khái niệm chỉ một tình huống phát triển kinh tế, trong đó một quốc gia đạt được một mức thu nhập nhất định bị mắc kẹt ở mức thu nhập đó để có thể tiến lên trở thành các nền kinh tế thu nhập cao.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 1/1/2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người

Số liệu do Cục điều tra dân số Mỹ công bố chỉ ra rằng, dân số thế giới đã tăng 75 triệu người trong năm qua và vào ngày đầu tiên của năm mới 2024, dân số thế giới sẽ đạt hơn 8 tỷ người.

Ngày 1 1 2024, dân số thế giới đạt 8 tỷ người
Cần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu

Việc ra mắt Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu đã thu hút được nhiều lời khen ngợi và cam kết hàng trăm triệu USD tại cuộc đàm phán COP28 của Liên Hiệp quốc diễn ra vừa qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng cần hành động nhiều hơn nữa để giúp đỡ các quốc gia dễ bị tổn thương.

Cần đến hàng tỷ USD cho Quỹ Tổn thất và Thiệt hại vì khí hậu
Return to top