ClockThứ Bảy, 07/12/2019 06:15
TRUYỀN THÔNG VỚI DU LỊCH HUẾ VÀ BẮC MIỀN TRUNG:

Liên kết để phát triển.

TTH - Báo chí truyền thông góp phần làm nổi bật các giá trị văn hóa Thừa Thiên Huế và các tỉnh bắc miền Trung để các địa phương cùng bắt tay liên kết phát triển về du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.

Muốn du lịch phát triển, không thể thiếu vai trò của truyền thông báo chíLiên kết để quảng bá du lịch hiệu quả hơn trên báo chí

Các kỳ Festival Huế góp phần quảng bá du lịch địa phương. Ảnh: ĐỨC QUANG

Giàu tiềm năng 

Loại hình di sản văn hóa thế giới thì tỉnh nào cũng có. Cố đô Huế có 07 di sản vật thể, phi vật thể được UNESCO công nhận, trong đó có 5 di sản thuộc về triều đại nhà Nguyễn. Quảng Trị có đến 522 di tích, danh thắng, 4 di tích trong đó được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, là nơi từng đóng Thủ phủ xứ Đàng Trong, nơi vua Hàm Nghị lập “kinh đô” Tân Sở xuống chiếu Cần vương chống Pháp, nơi đóng trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO hai lần vinh danh, là quê hương của vị Đại tướng anh hùng Võ Nguyên Giáp.

Hà Tĩnh, bản quán của nhiều nhân vật lịch sử - văn hóa nổi tiếng, như Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, nơi có Khu di tích lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc, dân ca ví dặm (cùng với Nghệ An) được UNSCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản Ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện văn hóa thể thao ở Huế. Ảnh: MINH KIỆT

Nghệ An là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là quê hương của nhiều bậc anh thư hào kiệt, như Phan Bội Châu, Hồ Xuân Hương, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai. Đây còn nổi tiếng với Khu dự trữ sinh quyển tây Nghệ An… Thanh Hóa là quê hương của Bà Triệu, của vua Lê Thái Tổ và cùng với Thành nhà Hồ được UNSCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới. 

Cả sáu tỉnh Bắc miền Trung kéo dài gần 700 cây số bờ biển, với nhiều thắng cảnh nổi tiếng, như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An), Thiên Cầm, Thạch Hải (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị) Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). Nơi đây là vùng đất sinh sống bao đời của 25 dân tộc và nhiều vô kể những giá trị văn hóa - lịch sử khác được xem là nguồn sản phẩm du lịch vô cùng phong phú… tiền đề to lớn để các tỉnh bắc miền Trung liên kết cùng phát triển du lịch.

Khẳng định vai trò truyền thông

Hiện nay, tăng trưởng từ du lịch của cả sáu tỉnh đều khá cao, đều được khẳng định ngành kinh tế du lịch là “ngành kinh tế mũi nhọn”, nhưng so với nhiều nơi, du lịch bắc miền Trung vẫn phát triển chưa tương xứng, đặc biệt thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh để quảng bá, phát triển .

Trước yêu cầu đặt ra của sự phát triển du lịch dựa trên những giá trị văn hóa - lịch sử, báo chí truyền thông vô cùng quan trọng, làm nổi bật được các giá trị văn hóa từng địa phương để cùng bắt tay liên kết phát triển về du lịch, bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử. Tuy nhiên, vai trò của báo chí trong thúc đẩy liên kết phát triển du lịch Bắc miền Trung đang còn rời rạc, chưa thống nhất trong chiều sâu chuỗi các giá trị văn hóa hóa lịch sử tương cận và khác biệt của sáu tỉnh. Giá trị tiềm năng vô cùng to lớn, nhưng (hình như) chưa làm được, mà có làm thì cũng chỉ mới ở thời kỳ “thăm dò” “được chăng hay chớ” và trong cảnh “đèn nhà ai nấy rạng”.

Thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ về tác động tích cực của báo chí truyền thông trong quảng bá du lịch; vai trò của báo chí chính thống trước sự lấn lướt của mạng xã hội về quảng bá di sản văn hóa và tiềm năng phát triển du lịch từng địa phương; tính phản biện tích cực của truyền thông trước những việc “trẻ hóa” di tích; sự liên kết giữa các địa phương trong phát triển du lịch.

Báo chí đã và đang đóng góp gì để du lịch bắc miền Trung có sự liên kết chặt chẽ và nâng cao chất lượng; tính cách văn hóa vùng miền trong cộng đồng dân cư đối với việc thúc đẩy phát triển du lịch. Vấn đề gì mà báo chí cần chú ý khi tuyên truyền về di sản văn hóa trong việc phát triển du lịch. Đặc biệt, đi sâu phân tích, tìm giải pháp cho các vấn đề mà người làm báo quan tâm. Các cơ quan báo chí từng địa phương cần tìm cách tháo gỡ, hợp tác trong việc quảng bá liên kết vùng để thúc đẩy phát triển du lịch.

Với mỗi người cầm bút, đáng suy nghĩ là làm thế nào để có tác phẩm báo chí hay, hấp dẫn, có thể mời gọi các nhà đầu tư đến với từng địa phương bắc miền Trung và cả nước; đạo đức của người làm báo khi tham gia mạng xã hội viết về văn hóa du lịch.

LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top