ClockThứ Ba, 17/11/2020 14:40

Lựa chọn hạnh phúc

TTH - Mấy ngày nay, quán cà phê đầu xóm bàn tán xôn xao chuyện đám cưới của một chị khá luống tuổi, thuộc diện quá lứa lỡ thì. Đã quá 50 tuổi, chị quyết định lấy chồng, mọi người dù khá bất ngờ về quyết định đó, song ai cũng cho rằng, đó là lựa chọn của chị nên khi nhận thiệp hồng họ sắp xếp công việc để không vắng mặt ở buổi tiệc mừng hạnh phúc.

Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu chỉ là một đám cưới bình thường giữa hai người đã luống tuổi muốn danh chính ngôn thuận trước khi góp gạo thổi cơm chung. Đáng nói là vì muốn “thể hiện” với người cũ của chồng (không chỉ 1, mà tận 3 vì người đó đã trải qua 3 đời vợ), chị buộc phía nhà trai phải tổ chức hoành tráng với lý do chị là “gái tân”.

Lẽ đương nhiên “nhà trai” đáp ứng, chỉ là khi ông bà thông gia hai bên được mời lên sân khấu, chỉ nhà gái là rạng rỡ, còn nhà trai có lẽ đã quá nhiều lần được mời lên sân khấu hoặc ái ngại với bà con họ miễn cưỡng đi với gương mặt gượng ép, không có một nụ cười xã giao giữa hai gia đình. Buổi tiệc kết thúc, người ta còn bàn tán xôn xao hơn nữa việc chị này yêu cầu xe rước dâu chạy quanh thành phố, “rồi chụp ảnh cưới ngoại cảnh, rót sâm panh, cắt bánh kem trên sân khấu nữa”...  một người bên cạnh góp chuyện khi có người mỉa mai về đám cưới của chị.

Thói đời, càng sự việc thu hút sự hiếu kỳ lại càng được nhắc nhiều lần, nói nhiều nơi. Lần khác, tôi đến quán cà phê cách xa nơi ở, nhưng vì nhận ra là người quen của cô dâu nọ (dù chỉ là ở cùng kiệt) họ hỏi rồi tự kể đủ chuyện. Ngoài những điều tôi đã biết họ còn nói thêm, lúc rước dâu, do “nhà trai” không có ai thân thích vì bà con ông kia ngại hoặc phiền nên từ chối, thế là họ đành “mượn” bạn bè cô dâu để thay mặt nhà trai. Chưa kể, cô vợ cũ thứ ba còn kéo theo hội chị em bạn bè đến chửi xối xả từ đầu ngõ khi đoàn rước dâu đi qua...

Tôi không biết cảm giác của nhà gái, ba mẹ chị như thế nào nhưng kể từ hôm đám cưới thấy ông bà ít ra đầu xóm, cũng thôi khoe về con rể có “nhà lầu, xe hơi”. Anh chồng từ sau ngày cưới đã dọn về ở với chị. Cả chiếc ô tô đời cũ nay cũng không thấy đâu, chỉ thấy lúc có việc gì cũng đi bằng xe máy của chị...

Với những sự việc như thế, tôi chỉ im lặng quan sát và lắng nghe. Không bình luận, không nêu quan điểm, bởi mỗi người ai cũng có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình. Cách lựa chọn hạnh phúc của chị có thể khác số đông, song cũng không vì thế mà phải chịu tiếng vào lời ra. Bởi suy cho cùng cuộc đời ai thì người đó sống, không ai sống giúp ai được kể cả bố mẹ và con cái. Thế nên, dù lựa chọn thế nào thì chị cũng là người chịu trách nhiệm và phải sống cho sự lựa chọn đó. Tôi chỉ tiếc một điều, nếu như chị bớt chút sân si, bớt cái tôi lại một chút, tổ chức hôn lễ đơn giản một chút thì có lẽ hạnh phúc của chị giản đơn và ít điều tiếng hơn...

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top