ClockThứ Năm, 28/05/2015 16:48

Mặn mòi rau muối

TTH - Từ một món ăn dân dã, chống đói của người dân vùng đầm phá, nay rau muối trở thành món đặc sản và ngày càng ít dần.

Rau muối thường mọc lẫn trong cỏ

10 năm trước, khi về tác nghiệp ở công trình ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long, tôi và nữ đồng nghiệp báo bạn được gia đình một công nhân đãi món cơm ăn với rau muối luộc trộn lạc rang. Một bữa cơm đơn giản nhưng hương vị món rau đặc biệt ấy theo tôi mãi đến giờ.

Theo những người cao niên ở Hương Phong (TX Hương Trà), trước đây nước mặn xâm nhập lên vùng thượng nguồn, rau muối (có vị mặn nên khi chế biến không cần thêm muối) mọc nhiều. Từ khi công trình ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long đưa vào sử dụng, loại rau này vắng bóng hẳn. Hơn nữa, việc hái rau khá kỳ công nên nguồn cung cấp ít dần. Mùa rau muối bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8 nhưng rộ lên giữa tháng 5, tháng 6 hàng năm. Thời điểm càng nắng gắt, rau càng phát triển. Với mức giá khá cao: khoảng 30 nghìn đồng/kg, chỉ vài vài quán ăn, nhà hàng Cồn Tè (Hương Trà), Phú Thuận (Phú Vang) nhập rau muối làm món đặc sản hoặc một vài người mua về làm quà. Anh Nguyễn Anh Phương ở TP Huế kể: “Tôi thích cảm giác mằn mặn, sật sật của món rau muối trộn. Vì là rau sạch nên khi nào về chơi ở Cồn Tè, gia đình đều gọi điện thoại dặn trước chủ quán và nhờ mua một ít lên chế biến đãi bạn bè”.

Mẹ con chị Bình hái từng nhánh rau muối giữa nắng trưa gay gắt

 
Số người hái rau muối ở Hương Phong hiện chỉ đếm trên đầu bàn tay nên ngay cả người địa phương muốn ăn món rau này cũng phải điện thoại “đặt hàng”. Chị Đặng Tiểu Bình, là người Bình Thuận về làm dâu ở Hương Phong có 5 năm gắn bó với nghề hái rau muối. “Phạm vi mọc của rau muối thu hẹp lại chỉ còn ở một vài vùng đất còn bị ngập mặn ở vùng Hương Phong (Hương Trà) hoặc Thuận An (Phú Vang) nên phải đi xa hơn trước mới tìm thấy nguồn rau. Rau muối nằm lẫn trong cỏ, muốn thu hái chỉ còn cách ngồi phơi mình dưới cái nắng gắt mùa hè, tỉ mẩn gom góp từng nhánh rau nhỏ. Từ 11h trưa đến 5 giờ chiều hàng ngày, hai mẹ con chị hái chừng 5-7kg. Rau muối hiếm lắm nên hái được bao nhiêu, người ta mua hết bấy nhiêu. Mỗi tháng kiếm thêm 2-3 triệu đồng phụ chi tiêu trong nhà, dành dụm tiền cho con vào năm học mới cũng đỡ lắm”, chị Bình kể.
Chị Phan Diệu Phương, một người dân ở Hương Phong xa quê vẫn nhớ như in món rau dân dã sau 10 năm trở lại quê nhà. “Gặp lại rau muối như gặp lại ấu thơ”, chị nói. Với chị Phương và nhiều thực khách, rau muối là để lại ấn tượng bởi vị mặn mòi nguyên thủy nhưng với những người như chị Bình đó là vị “ngọt” cho chuỗi dài những ngày hè mưu sinh.
L.Tuệ - P.Thắng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top