ClockThứ Bảy, 09/05/2020 19:52

Mía Nam Đông “đứng đồng”

TTH.VN - Đến nay, 26 ha mía trên địa bàn huyện Nam Đông dù đã đến thời điểm thu hoạch, nhưng chỉ khoảng 25% diện tích được khai thác, số còn lại vẫn đang bí đầu ra do ảnh hưởng của dịch COVID- 19.

“Quả ngọt” từ kinh tế vườnChủ tịch UBND tỉnh thăm bà con nông dân, động viên lực lượng chiến sỹ gặt lúa giúp dânHỗ trợ ổn định sản xuấtKhông khí kỷ niệm 75 năm Chiến thắng ngập tràn trên khắp nước NgaPhát triển doanh nghiệp theo hướng thích ứngGiúp dân thu hoạch lúa

Người trồng mía tại xã Hương Lộc thu hoạch cầm chừng do thiếu đầu ra

Không có người mua

Là địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất huyện Nam Đông, xã Hương Lộc có khoảng 16 ha trồng mía đến mùa thu hoạch, nhưng phần lớn vẫn trong tình trạng “đứng đồng” vì không có thương lái đến mua.

Ông Trần Dương (thôn 1, xã Hương Lộc), có thâm niên mấy chục năm trong nghề trồng mía bày tỏ, thường lệ mọi năm, đến thời điểm này các diện tích mía đã thu hoạch xong và tiến hành tái vụ. Năm nay, hơn 2 sào mía của gia đình ông đã quá kỳ thu hoạch nhưng không thương lái nào ghé thăm. Nếu tiếp tục kèo dài khoảng 2 tuần nữa, mía sẽ bị xốp và có nguy cơ mất trắng.

Ông Đoàn Trọng Hậu, Chủ tịch UBND xã Hương Lộc cho biết, hằng trăm hộ dân trên địa bàn cũng lâm vào tình trạng trên. Đến nay, toàn xã chỉ có khoảng 3ha mía đã được thu hoạch. Nếu tình trạng mía “đứng đồng” kéo dài sẽ khiến công sức của nhiều hộ gia đình "đổ xuống sông, xuống biển", dẫn đến khó khăn trong việc tái vụ.

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Nam Đông, trên địa bàn huyện hiện có gần 26 ha mía chưa thu hoạch, tập trung ở các xã Hương Lộc, Hương Phú và thị trấn Khe Tre. Theo kế hoạch, đến thời điểm này, người dân đã khai thác xong và chuẩn bị trồng mía cho vụ sau. Nhưng hiện nay toàn bộ diện tích mía trên địa bàn huyện Nam Đông mới chỉ khai thác được khoảng 25%, số còn lại đang chờ đầu ra.

Hiện chỉ khoảng 25% diện tích mía tại Nam Đông được thu hoạch, số còn lại vẫn trong tình trạng "đứng đồng"

Sớm giải quyết đầu ra

Ông Trần Công Thành, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Nam Đông lý giải, với loại giống chỉ để giải khát chứ không phải sản xuất đường nên mía của người dân chủ yếu bán lẻ, thông qua kênh phân phối là thương lái tiêu thụ ở các tỉnh lận cận và địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Năm nay, do ảnh của dịch bệnh COVID- 19, các phương tiện vận chuyển còn bị hạn chế nên cây mía không vận chuyển đi tiêu thụ được, chỉ một số ít phục vụ cho nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện. Nhiều người đã đầu tư máy xay nước mía đóng chai bán, nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể so với lượng mía còn tồn của huyện.

Chị La Thị Bích Phương (tổ dân phố 2, thị trấn Khe Tre), làm nghề bán nước mía cho biết, chị thu mua trực tiếp từ các hộ dân trồng mía ở Hương Lộc với giá khoảng 7 triệu đồng/ sào, đây được cho là mức giá “hỗ trợ” chứ không hề ép giá người nông dân. Ngoài bán lẻ từng cốc, chị còn ép nước mía đóng chai bán giá 15 nghìn đồng/chai 1,5 lít, nhưng cũng không lời lãi bao nhiêu, coi như lấy công làm lãi.

Theo ông Trần Công Thành, đến nay, một số thương lái đã bắt đầu thu gom mía và vận chuyển đi các nơi khác để bán trở lại, tình trạng cây mía “đứng đồng” ở Nam Đông sẽ sớm được giải quyết trong thời gian tới. Tuy giá mía không cao như trước, nhưng vẫn có thể đảm bảo thu nhập cho người dân. Hiện đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tập trung trấn an người dân không hoang mang; đồng thời vận động tái vụ sau khi thu hoạch xong và thời tiết thuận lợi.

“Trước đây, 1 ha mía có chất lượng tốt thu được khoảng 120 - 150 triệu đồng thì đến nay chỉ còn khoảng 80% do thu hoạch chậm. Hiện địa phương có chủ trương phát triển mía ở vùng đất phù sa ven sông, các diện tích đất không phù hợp sẽ được chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng chất lượng cây mía, cũng là nâng cao giá trị kinh tế”, ông Thành cho biết thêm.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Nâng chất lượng đầu ra để tăng tỷ lệ có việc làm

Tỷ lệ có việc làm sau khi ra trường của sinh viên chính là “thước đo” quan trọng nhất để khẳng định chất lượng đào tạo. Đây cũng là yếu tố quyết định thu hút người học của các cơ sở đào tạo đại học.

Nâng chất lượng đầu ra để tăng tỷ lệ có việc làm
Trao tặng 100 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân huyện Nam Đông

Hoạt động trên vừa được Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức nhằm chào mừng 93 năm Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.

Trao tặng 100 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân huyện Nam Đông
Return to top