ClockThứ Bảy, 29/10/2016 13:17

Mồ côi tội lắm ai ơi...

TTH - Mẹ chết. Ba bỏ đi. Phận mồ côi của hai chị em Lê Thị Kim Em (8 tuổi), Lê Thị Kim Út (5 tuổi, người dân tộc Pa Cô ngụ thôn 4, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới) càng “mờ mịt” hơn khi bà ngoại đã 80 tuổi, ông ngoại bị bệnh tâm thần.

Hai cháu còn thơ dại, bà ngoại 80 tuổi không còn làm được gì nhiều, ông ngoại bị tâm thần

Trời mưa lớn khiến căn nhà sàn trống huơ trống hoác của ông Cu Vát và bà Kăn Rôi (ông bà ngoại của Kim Em, Kim Út) ẩm và tối. Ông Cu Vát nằm còng queo bên cái bếp lạnh. Bà Kăn Rôi ngồi bó gối nhìn mưa. Bà bảo, mưa kiểu này thế nào lúc con chị “tha” con em từ trường về cũng ngã oành oạch trên cái ngõ ngoằn ngoèo lầy lội bùn đất ngoài kia. Bà từng không biết bao lần thắt ruột vì cảnh hai đứa cháu ướt như chuột lột, áo quần mặt mũi lấm lem bùn đất, nhưng cũng chẳng biết làm sao. Bà già quá rồi, chân tay run rẩy không qua được bùn đất lầy lội đó, nói chi dắt cháu.

Số phận hai đứa cháu của bà sao tội nghiệp quá. Mẹ bệnh chết khi đứa út chưa đầy năm, con chị mới 3 tuổi. Cha hai đứa trẻ là người Lào, không bao lâu sau khi vợ chết cũng bỏ đi lấy vợ, “khoán trắng” các con cho ông bà ngoại chúng. Mà bà Kăn Rôi thì đã 80 tuổi, ông Cu Vát bị tâm thần, tuy không phá phách nhưng suốt ngày nằm im một chỗ.

Lúc ngày không mưa, bà Kăn Rôi cố gắng lò dò lên nương trồng lúa, trồng sắn. Nhưng tuổi già sức yếu, lúa và sắn bà trồng chẳng được bao nhiêu, thiếu thốn vay mượn hoài. Bữa cơm chỉ rau rừng với muối. Có khi chỉ sắn, thế nhưng cả hai ông bà già và hai đứa cháu nhỏ lâu lắm rồi chưa từng được một ngày no. “Mẹ nấu buổi sáng, chừa lại một phần cho Kim Em trưa đi học về ăn (Kim Út học mẫu giáo ăn ở trường, tiền không phải đóng). Buổi trưa mẹ và bố (tức bà Kăn Rôi và ông Cu Vát) nhịn. Tối lúc có thì nấu, đôi khi không có thì nhịn luôn” - giọng bà lão lẫn trong tiếng nước mưa trên mái nhà giọt xuống chiếc thau hứng trên sàn nghe càng buồn hơn. Bà bảo, ăn còn không có, lấy đâu ra tiền để sửa lại mái nhà đã hư hỏng. Dột thì chỉ còn cách đem thau ra hứng thế này. Bà con trong thôn ai cũng nghèo nên chỉ giúp được bằng cách cho mượn gạo, khi nào có thì trả, mà không thì thôi.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Kăn Rôi (thôn 4, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) hoặc liên hệ với anh Lê Anh Tuấn, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân đóng tại địa bàn xã Hồng Vân, huyện A Lưới, số điện thoại 096.418.5661 hoặc gửi về Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP Huế, số điện thoại: 0543833330; 0914078282.

ăn, thiếu mặc đã đành, thiếu thốn lớn nhất mà hai đứa trẻ phải chịu là mồ côi mẹ, “mồ côi” luôn cả cha. “Hồi con gái mẹ mới mất, Kim Út chưa đầy năm vắng sữa mẹ, vắng hơi mẹ, đêm nào cũng khóc ngằn ngặt. Mẹ chỉ biết ôm cháu, nấu cơm chắt nước hồ ra cho nó uống. Thiếu ăn triền miên nên thân hình con Kim Em mới còi cọc” bà Kăn Rôi kể. Vừa lúc đó, Kim Em dẫn Kim Út ướt lướt thướt (dù có áo mưa) về nhà. Quả thật, đứa bé đã 8 tuổi nhưng còm nhom như đứa trẻ 4 tuổi. Vậy nhưng không chỉ biết chăm sóc em, Kim Em còn học giỏi, rất lễ phép và biết làm việc nhà đỡ bà ngoại. “Nó đã biết nấu cơm mấy năm nay. Khi nào mẹ đi lên rẫy, chuyện cơm nước, chăm em, việc nhà do nó làm hết. Hoàn cảnh mồ côi nhưng Kim Em học giỏi nên hai năm nay được bộ đội biên phòng Đồn Hồng Vân hỗ trợ mỗi tháng 250 nghìn đồng. Tiền cháu nhận về đưa, mẹ mua gạo hết”- bà ngoại hai đứa trẻ mồ côi kể với vẻ áy náy, khi cái bàn học cho Kim Em đến nay bà vẫn chưa mua được. Vậy nên mỗi lúc học bài, đứa cháu nhỏ phải nằm trên chiếc chiếu cũ trải giữa nhà.

Anh Lê Anh Tuấn, Đội trưởng Đội vận động quần chúng Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân cho biết, số tiền nói trên để hỗ trợ phần nào các cháu trong học tập. Tuy nhiên, trường hợp của Kim Em, Kim Út quá ngặt nghèo. Nếu được sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, may ra số phận các cháu sẽ đỡ khó khăn hơn, sẽ được đi học thay đổi cuộc đời.

Bài, ảnh: Phạm Thùy Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên

Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, kết nối những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay với chính quyền địa phương để giúp các hộ nghèo, cận nghèo vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Đó là những gì Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Đông Ba, TP. Huế đã và đang làm được để tạo nên những “đòn bẩy” giúp người nghèo vươn lên.

“Đòn bẩy” để người nghèo vươn lên
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ
Return to top