ClockThứ Năm, 17/12/2020 15:46

Mở cửa, nhưng chưa sẵn sàng

TTH - Mặc dù được xem là có nhiều cơ hội thuận lợi để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư của thế giới, nhưng thu hút nguồn vốn FDI cho đến thời điểm này tại Việt Nam cũng không được như kỳ vọng. Ngay cả so với 11 tháng của năm 2019, con số 26,43 tỷ USD cũng mới dừng ở mức 83,1%.

Sức bật FDI

Dịch bệnh ở các nước vẫn chưa được kiềm chế và kiểm soát tốt, vaccine ngừa COVID-19 chưa phổ biến đã khiến cho dòng vốn từ FDI cũng bị ngưng trệ. Các đường bay thương mại từ các nước vào Việt Nam gần như chưa được thông thương, dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài chưa có điều kiện để vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội, thậm chí là để điều hành các dự án, doanh nghiệp, nhà máy… của chính họ. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh nguồn lực này từ các nước trong khu vực. Ngay cả Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm cũng thu hút 115 tỷ USD, tăng 6,4%, bất chấp nhận định đến từ trước đó về sự dịch chuyển ra khỏi nước này sau COVID-19.

Do những nguyên nhân này, FDI trong cả nước – theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chưa thể phục hồi. Riêng đối với một số tỉnh miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế, còn cộng thêm bão chồng bão, lũ chồng lũ nên khó càng thêm khó.

Nếu so với năm 2019, nguồn vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh có nhỉnh hơn, ở mức 100,1%, nhưng chỉ đạt 48% so với kế hoạch đặt ra với con số ước thực hiện vào khoảng 1.200 tỷ đồng (tương đương 5,2 triệu USD). Cả năm, tỉnh chỉ có thêm 5 dự án FDI được cấp mới trong tổng số 109 dự án hiện có trên địa bàn.

Đặt trong tương quan chung của cả nước, năng lực hấp thụ nguồn vốn FDI của Thừa Thiên Huế còn rất nhỏ, tính ra chỉ đạt 0,02%. So sánh, trong khi 468 dự án từ nguồn vốn trong nước có tổng số vốn là 92.000 tỷ đồng thì 109 dự án FDI đã mang lại nguồn đầu tư 85.000 tỷ đồng (trong 577 dự án trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực). Vấn đề là ở chỗ, tỉnh không chỉ ban hành nhiều chính sách thu hút đầu tư mà còn tập trung cải thiện các thủ tục hành chính, minh bạch hóa môi trường đầu tư, kinh doanh, sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các bất cập, vướng mắc về vốn và các dịch vụ tài chính ngân hàng; kết nối và tạo sự gắn kết giữa chính quyền và doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Câu hỏi ở đây là tại sao chúng ta mở cửa, nhưng việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn chậm? Điểm nghẽn mấu chốt ở đây là gì?

Sốt ruột trước vấn đề này, lãnh đạo tỉnh đã không ít lần yêu cầu các ngành hữu quan báo cáo, giải trình để tìm hướng tháo gỡ. Hạ tầng chưa chuẩn bị tốt, nhất là những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng; hệ thống văn bản quy phạm chưa đồng bộ, sự chồng chéo và chất lượng của các quy hoạch “làm khó” quá trình vận hành và những nguyên nhân chủ yếu khác đã được nhìn nhận như sự lúng túng trong các thủ tục và lựa chọn nhà đầu tư; chất lượng xúc tiến đầu tư, quản lý, giám sát trong xây dựng đất đai chưa cao, thiếu tính đồng bộ trong kêu gọi đầu tư và thiếu tính phù hợp về quy hoạch… là những vấn đề được đưa ra để đánh giá, nhìn nhận và đề xuất giải pháp khắc phục.

Cùng với việc yêu cầu phải làm tốt việc phải sẵn sàng cho kêu gọi đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đồng thời yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm của từng ngành, vai trò của từng địa phương cũng như sự năng động cần có để thu hút mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đến từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này, phải được thực hiện ngay từ đầu quý I của năm 2021 để đạt được hiệu quả tốt hơn trong năm 2021.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top