Thế giới

Mỹ và Đông Nam Á: Tăng cường quan hệ đối tác và giải quyết những thách thức chung

ClockThứ Bảy, 23/10/2021 08:08
TTH.VN - Năm 1979, Ngoại trường Mỹ thời đó là Cyrus Vance đã có chuyến thăm đến Indonesia để tham dự một hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng ASEAN nhân kỷ niệm 54 năm thành lậpASEAN-Hoa Kỳ sẽ bàn về phương hướng, biện pháp triển khai quan hệASEAN và Hoa Kỳ cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lượcTổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm tất cả các lãnh đạo ASEANTrang mạng Foreignpolicy đánh giá cao năng lực lãnh đạo của Việt Nam

Mỹ và Đông Nam Á cam kết tăng cường quan hệ đối tác và nỗ lực giải quyết những thách thức chung. Ảnh minh họa: US Mission to ASEAN/Thanh Niên

Cuộc họp lịch sử được ghi nhận là cuộc họp đầu tiên trong mô hình này, đặt nền tảng cho Quan hệ Đối tác Chiến lược Mỹ - ASEAN mà các nước đang có được trong ngày hôm nay – một mối quan hệ trung tâm trong cách tiếp cận của Mỹ đối với khu vực và hướng đến những mục tiêu chung của các nước về hòa bình và thịnh vượng.

Trong quá khứ, ít người có thể tưởng tượng được những thành công mà các thập kỷ tới sẽ mang lại. Ngày nay, Quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - ASEAN nhấn mạnh sự hợp tác cực kỳ quan trọng về mọi thứ, từ sức khỏe cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực, đến phục hồi kinh tế và an ninh hàng hải.

Khi các nước chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Mỹ - ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á vào cuối tháng này, điều quan trọng là phải tập trung vào những điểm mạnh to lớn trong quan hệ đối tác giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

Được biết, Mỹ tuyên bố sẽ cùng cộng đồng quốc tế đưa Myanmar trở lại con đường dân chủ, giúp cho phép tiến trình tiếp cận nhân đạo không bị cản trở...

Ngoài giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar, các mục tiêu của Mỹ trong khu vực rất rõ ràng: Chúng ta tìm kiếm một khu vực ổn định, thịnh vượng và hòa bình, cũng như cam kết tuân thủ các quy tắc, trật tự khu vực do ASEAN dẫn dắt, đảm bảo rằng việc tuân theo luật pháp và sự ổn định cũng như thịnh vượng sẽ tồn tại trong cả các thế hệ sau.

Để đạt được mục tiêu này, Mỹ sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn các liên minh và quan hệ đối tác ở Đông Nam Á, hợp tác chặt chẽ với ASEAN và các thành viên để giải quyết những thách thức cấp bách nhấp mà khu vực phải đối mặt.

Cụ thể, Mỹ cam kết phản ánh vai trò trung tâm của ASEAN và Đông Nam Á trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Mỹ nhận thức rõ rằng ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực đảm bảo ổn định khu vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hàng hải, cũng như cơ hội về kinh tế, kết nối giữa con người với con người và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng định hình rất rõ về tầm quan trọng trong việc tăng cường gắn kết với ASEAN.

Trong năm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tham gia 5 cuộc họp cấp bộ trưởng do ASEAN dẫn đầu. Lãnh đạo của chính quyền Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp tục ủng hộ triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và nêu cao vai trò quan trọng của ASEAN trong việc xác định tương lai của khu vực.

Mỹ cam kết củng cố vai trò trung tâm của ASEAN thông qua các quan hệ đối tác sáng tạo, hướng tới kết quả tốt đẹp với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Thứ hai, ưu tiên hàng đầu của Mỹ là ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 bằng cách trong thời gian ngắn tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt, đồng thời tiếp tục hỗ trợ cứu sống những người nhiễm bệnh. Được biết, Mỹ đã sẵn sàng hỗ trợ hơn 200 triệu USD và 42 triệu liều vaccine trong trường hợp y tế khẩn cấp xảy ra ở khu vực, cũng như hỗ trợ nhân đạo cho các nước thành viên ASEAN để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Mỹ đánh giá cao hành động ứng phó của ASEAN đối với đại dịch COVID-19 và phía Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN nhằm chấm dứt đại dịch này và chuẩn bị cho các dịch bệnh tiếp theo.

Thứ ba, quan hệ kinh tế của Mỹ ở Đông Nam Á vẫn rất quan trọng. Dòng người, dịch vụ, đầu tư và hàng hóa trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã giúp kết nối các thị trường năng động và đang phát triển trong nhiều thập kỷ. Trong đó các quốc gia Đông Nam Á đại diện cho đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ và hỗ trợ tạo nên hơn 600.000 việc làm cho Mỹ. Do đó, cần phải làm sâu sắc hơn nữa các kết nối này.

Thứ tư, biến đổi khí hậu đã và đang tàn phá khu vực. Giải quyết mối đe dọa này một cách nghiêm túc và khẩn cấp sẽ mở đường cho những cơ hội bền vững hơn và tạo ra hàng triệu việc làm mới, đồng thời thúc đẩy bảo vệ an ninh quốc gia và bảo tồn tài sản môi trường. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với ASEAN và Mỹ cũng hi vọng các nước ASEAN sẽ nâng cao cam kết của mình và công bố các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng trước thềm Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) sẽ được diễn ra tại Glasgow vào tháng 11 tới.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top