ClockThứ Năm, 03/03/2016 15:18

“Nâng bước em đến trường”

TTH - Cùng với việc tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng biên giới có thêm nghị lực vươn lên trong học tập, anh còn nhận đỡ đầu cho học sinh nghèo được đến trường. Công việc âm thầm ấy của thiếu úy Võ Văn Vinh, cán bộ Vận động quần chúng Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt (A Lưới) vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa mang lại hiệu quả thiết thực

Ngay khi có phong trào “Nâng bước em đến trường” do Cục Chính trị BĐBP phát động, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP tỉnh đã nhanh chóng phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương tổ chức khảo sát các điểm trường trên địa bàn quản lý để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình. Thiếu uý Võ Văn Vinh nói: Sau khi có chủ trương phát động thi đua với chủ đề “Phát huy truyền thống, giữ vững kỷ cương, sống có tình thương, đề cao trách nhiệm” và phong trào “Nâng bước em đến trường” Ban chỉ huy đơn vị quán triệt, trên cương vị là cán bộ vận động quần chúng, tôi luôn trăn trở cần phải làm gì, làm như thế nào để tổ chức hiệu quả và góp phần làm tốt công tác dân vận trên địa bàn đóng quân”.

Thiếu úy Võ Văn Vinh quyên góp quần áo các loại, áo ấm, sách vở... tặng trẻ em nghèo ở các xã A Đớt, Đông Sơn

Nghĩ là làm, qua tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương, nắm bắt hoàn cảnh các học sinh nghèo trên địa bàn, thiếu uý Võ Văn Vinh đã đồng cảm với gia đình cháu Viên Xuân Hôm, học sinh lớp 5 ở thôn Chi Lanh, xã A Đớt. Gia đình Hôm thuộc diện hộ chính sách đặc biệt khó khăn, nhà chỉ có mảnh ruộng nhỏ, gia đình có 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào công việc làm nương thuê của bố mẹ, thiếu úy Võ Văn Vinh đã đề nghị với cấp trên cho phép được đỡ đầu cháu Hôm để cháu được đến trường.

Đề nghị của anh được ủng hộ, anh chủ động trích từ tiền lương của mình mỗi tháng 500.000 đồng hỗ trợ cháu Hôm ăn học. Tranh thủ thời gian sau mỗi phiên tuần tra và tăng gia sản xuất tại đơn vị, anh đến liên hệ với gia đình, nhà trường trực tiếp kèm cặp, giúp đỡ em trong việc học tập. Trên những nẻo đường, bản làng vùng biên giới A Đớt, hình ảnh người lính trẻ này cùng thầy cô giáo đến từng nhà thăm hỏi động viên, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã trở nên thân quen, gần gũi.

Anh Viên Xuân Khoai, ba cháu Hôm cho biết: “Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, lại không có việc làm ổn định nên đành phải cho con nghỉ học. Nhờ có cán bộ Vinh giúp đỡ cháu được đến trường và cuộc sống cũng bớt phần nào khó khăn. Thiếu úy Vinh còn giúp đưa đón cháu đến trường, họp phụ huynh thay chúng tôi những lúc bận nương rẫy. Anh không chỉ là người thân, mà còn là ân nhân của gia đình tôi...”.

Cùng với phong trào nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, năm học vừa qua, anh Vinh đã vận động được 20 suất quà trị giá 7 triệu đồng tặng những học sinh nghèo vượt khó tại Trường tiểu học A Đớt vào năm học mới; đồng thời vận động người thân, các nhà hảo tâm, hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng quyên góp hơn 230 áo trắng cho học sinh, hơn 500 bộ quần áo các loại, hàng ngàn cuốn sách vở, bút với tổng trị giá trên 27 triệu đồng tặng cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các học sinh nghèo vượt khó ở các xã A Đớt, Đông Sơn và bản Kalô của nước bạn Lào.

Từ những việc làm của anh, đã dấy lên phong trào thi đua nhận giúp đỡ các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trong mỗi cán bộ, chiến sĩ và đảng viên trên địa bàn. Ngoài cháu Hôm ra, hiện tại toàn đơn vị nhận đỡ đầu thường xuyên cho 4 học sinh với số tiền ít nhất mỗi tháng 300.000 đến 500.000 đồng và kèm cặp cho các em học tập. Trong hai năm thực hiện phong trào “Nâng bước em đến trường” của những người lính biên phòng nơi đây, đã có nhiều câu chuyện cảm động, nhiều việc làm thiết thực. Nhiều chiến sĩ trẻ vừa góp tiền hỗ trợ các em lại vừa thực hiện chức năng của người cha, người mẹ khi đưa đón các em đi học, vừa họp phụ huynh và chỉ dạy các em cách ứng xử giao tiếp…

Với tấm lòng nhân ái của những chiến sĩ mang quân hàm xanh, mà điển hình là thiếu úy Võ Văn Vinh, bước chân đến trường của các cháu học sinh nghèo vùng biên giới A Lưới đã vững vàng hơn. Các em được nhận đỡ đầu cũng đã có ý thức vươn lên trong học tập.

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Return to top