ClockThứ Sáu, 12/01/2018 14:49

Nâng cao hiệu quả giám sát quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường

TTH.VN - Sáng 12/1, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc Quốc hội tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

Quốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiTăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đấtCải thiện chỉ số tiếp cận đất đai

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh sự ra đời của Nghị quyết 112/2015/ QH13 “về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp; lâm nghiệp; ban quản lý rừng và các tổ chức khác sử dụng” đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của việc quản lý sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện 5 giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai và nguồn tài chính, tài nguyên quốc gia. Thông qua hoạt động giám sát tại các địa phương, Quốc hội ghi nhận tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, cho thuê mượn đất đai trái pháp luật đã giảm; hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai đã được nâng lên; qua đó góp phần nâng cao đời sống người lao động tại các nông lâm trường.

Tuy nhiên, nhiều hạn chế về quản lý đất đai vẫn chưa được giải quyết triệt để, cụ thể: tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý, sử dụng đất các nông lâm trường vẫn còn chậm; công tác quản lý thanh kiểm tra, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi, góp ý về chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc quản lý, đưa ra các khuyến nghị nhằm sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Đây sẽ là cơ sở để Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổng hợp, hoàn thiện và dự kiến ban hành bộ hướng dẫn cho các Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành thực hiện tốt chức năng giám sát liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt giám sát, cần biên soạn tài liệu hướng dẫn giám sát, ban hành các văn bản về giám sát gắn với phát huy vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát, nhất là phát huy vai trò của công dân, đội ngũ chuyên gia, Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trong việc giám sát.

Năm 2018, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 112 của Quốc hội.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Return to top