ClockThứ Năm, 21/05/2020 06:45

Nạo vét, nâng cấp hồ thủy lợi ứng phó khô hạn

TTH - Hồ thủy lợi ở các địa phương được nạo vét, tăng dung tích trữ nước, góp phần quan trọng ứng phó mùa khô, phục vụ sản xuất vụ hè thu.

Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Trạm bơm thủy lợi phát huy công suất chống hạn mặn

Hiệu quả

Công tác nạo vét hồ Lương Mai 1 và Lương Mai 2 (xã Phong Chương, huyện Phong Điền) đến nay đã phát huy hiệu quả khi dung tích hồ chứa tăng lên rõ rệt và phục vụ tưới tiêu cho 2 vụ lúa với hàng trăm ha tại địa phương này.

Hàng năm, Phong Chương đưa vào sản xuất khoảng 800-900 ha lúa. Bên cạnh hệ thống thủy lợi được đầu tư ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất, xuất hiện tình trạng bồi lắng, xuống cấp các hồ thủy lợi khiến dung tích chứa, khả năng tích trữ nước hạn chế, gây nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất vụ hè thu.

Ông Lê Viết Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Chương cho biết, tháng 9/2018, UBND tỉnh cấp Giấy phép số 65/GP-UBND về việc cho phép UBND xã Phong Chương khai thác, vận chuyển cát lẫn mùn thực vật dôi dư ra khỏi khu vực thi công nạo vét, cải tạo công trình thủy lợi hồ Lương Mai 1, Lương Mai 2. Theo đó, cho phép nạo vét 2 hồ với tổng diện tích 3,4ha (hồ Lương Mai 1: 1,6 ha và hồ Lương Mai 2: 1,8ha) với độ sâu đào trung bình 2,5m tính từ mặt địa hình, khối lượng cát lẫn mùn thực vật dư thừa 48.000m3, thời hạn khai thác, vận chuyển 10 tháng kể từ ngày cấp phép.

Khối lượng cát lẫn mùn thực vật dôi dư đã khai thác nêu trên đã sử dụng để phục vụ thi công các công trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã như: trường mầm non, trụ sở UBND xã, đường giao thông, các khu quy hoạch dân cư, các khu đấu giá quyền sử dụng đất và giải quyết cơ bản nhu cầu san lấp nền nhà cho các hộ dân trên địa bàn xã. Việc nạo vét lòng hồ giúp tăng dung tích trữ nước đảm bảo phục vụ cho việc tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp (2 vụ) của các hộ dân trên địa bàn xã Phong Chương.

Không chỉ vùng rú cát, các hồ thủy lợi vùng gò đồi, bán sơn địa cũng được triển khai nạo vét tăng dung tích trữ nước ứng phó mùa khô, phục vụ  sản xuất, phòng chống cháy rừng.

Chủ tịch UBND xã Phong An (Phong Điền) Nguyễn Văn Dũng khẳng định, các dự án (DA) nạo vét lòng hồ đập Lầy, đập Chít và đập Dum trên địa bàn xã thực sự đã phát huy hiệu quả không chỉ trong mùa khô năm nay mà còn đảm bảo sản xuất nông nghiệp, phòng chống cháy rừng về sau.

Khối lượng đất san lấp dôi dư trong quá trình thi công nạo vét các hồ đã sử dụng để phục vụ thi công các công trình xây dựng trên địa bàn. Việc nạo vét nhằm tăng dung tích trữ nước các lòng hồ đập đảm bảo phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp 2 vụ, lâm nghiệp và phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy cho Nhân dân trong khu vực địa bàn xã.

Hồ chứa nước Thọ Sơn (Hương Xuân, TX. Hương Trà) với dung tích chứa khoảng 4,5 triệu m3 nước cũng được đầu tư gần 32 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp một số hạng mục nhằm phát huy công suất trữ nước phục vụ tưới tiêu cũng như đảm bảo an toàn hồ đập.

Giám sát

Ông Lê Viết Phước, Chủ tịch UBND xã Phong Chương khẳng định, sau khi được UBND tỉnh cấp phép UBND xã tiến hành cắm mốc, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định và tiến hành khai thác, vận chuyển cát làm vật liệu san lấp đúng theo tọa độ, diện tích, độ sâu đã được UBND tỉnh cấp phép. UBND xã Phong Chương đã khai thác tại hồ Lương Mai 2 với khối lượng 15.000m3, do quá trình đóng cửa để trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp nên chưa nạo vét hết khối lượng, khối lượng còn lại khoảng 33.000m3.

Hiện nay, giấy phép khai thác đã hết hạn, UBND xã Phong Chương đang thực hiện nghiệm thu công trình giai đoạn 1 và phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát, đánh giá lại trữ lượng khoáng sản còn lại để lập thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.

“Trong quá trình khai thác, địa phương luôn bố trí cán bộ giám sát và thường xuyên phối hợp với Phòng TN&MT huyện thực hiện việc kiểm tra việc khai thác đúng khối lượng, phạm vi, độ sâu và giám sát điểm đến của đất dôi do đơn vị khai thác mang đi”, ông Phước nói.

Đối với DA nạo vét lòng hồ đập Lầy, đập Chít và đập Dum, tháng 1/2019, UBND tỉnh đã cấp giấy phép gia hạn thời gian khai thác đất san lấp trong quá trình thi công nạo vét các lòng hồ này và Công ty TNHH MTV Cường Hương được tiếp tục khai thác đất san lấp trong quá trình thi công nạo vét với thời gian gia hạn là 10 tháng kể từ ngày ký cấp phép.

Theo Chủ tịch UBND xã  Phong An, từ khi được UBND tỉnh cấp phép gia hạn, Công ty TNHH MTV Cường Hương đã khai thác với khối lượng 25.000m3, nộp đầy đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường với tổng số tiền 140.750.000 đồng. Địa phương thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình nạo vét và tận thu đất san lấp, cắm biển cảnh báo... cũng như phối hợp UBND huyện có báo cáo nghiệm thu công trình sau khi tiến hành cải tạo.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin, hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 đơn vị được UBND tỉnh cấp phép khai thác, vận chuyển khoáng sản dôi dư trong quá trình nạo vét, thực hiện các DA cải tạo lòng hồ. Thực hiện chỉ đạo của Sở TN&MT, địa phương tiến hành báo cáo tình hình, hiệu quả thực hiện các DA cải tạo đất trên địa bàn huyện. Đến nay, các DA đã và đang triển khai nạo vét lòng hồ thủy lợi đều được chính quyền phối hợp với các cơ quan hữu quan giám sát chặt chẽ quá trình khai thác, tận thu đất cũng như hiệu quả phục vụ sản xuất, tăng dung tích tích trữ nước, phòng chống cháy rừng… sau khi cải tạo.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Return to top