ClockThứ Tư, 02/05/2018 07:56

Nga: Chi tiêu quân sự giảm lần đầu tiên sau gần 20 năm

TTH.VN - Chi tiêu quân sự của Nga trong năm 2017 đã giảm 1/5, mức giảm đầu tiên trong gần hai thập kỷ qua. Điều này có khả năng ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của Moscow, một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết hôm nay.

Hợp tác quân sự Nga-Mỹ là cách duy nhất để đánh bại khủng bốNga và Iran hướng tới mở rộng quan hệ đối tác trong quân sựMỹ và ba nước Baltic muốn sớm ký kết thỏa thuận quân sự

Một cuộc diễu hành quân sự ở Nga. Ảnh: Reuters

Cụ thể, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 1% lên 1.739 tỷ USD trong năm ngoái, thì năm nay Nga giảm 20% mức chi cho quân sự. Đây là sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1998, năm mà nền kinh tế Nga phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng lớn.

Dựa trên kế hoạch chi tiêu của chính phủ Nga cho đến năm 2020, chi phí quốc phòng của nước này dự kiến ​​sẽ giữ nguyên như năm 2017 hoặc thậm chí có thể giảm một chút khi điều chỉnh theo lạm phát, và rõ ràng điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mua sắm và các hoạt động quân sự, ông Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao trong Chương trình chi tiêu quân sự của SIPRI đánh giá.

Hiện nay, Nga đã tụt xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, sau khi bị Saudi Arabia vượt qua.

Nền kinh tế của Nga vẫn còn mong manh sau một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài 2 năm do các lệnh trừng phạt của phương Tây đưa ra và sự sụt giảm của giá dầu thế giới. Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu này giờ đây đã quen với việc giảm giá hàng hóa so với trước năm 2014, và ngân sách có khả năng bị thâm hụt nhẹ.

Hoa Kỳ vẫn là nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới cho đến nay, chiếm 35% chi tiêu toàn cầu, nhiều hơn 7 quốc gia chi tiêu cao nhất kế tiếp gộp lại. Ngân sách quốc phòng của nước này không thay đổi trong năm 2016 và 2017 nhưng dự kiến ​​tăng đáng kể trong năm nay.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top