Đời sống Đời sống
Nghĩ về cây sau bão
TTH.VN - Ai đã từng sống trong mùa hạ nắng nồng ở Huế, từng tận hưởng màu xanh như ngọc của “Rừng trong phố” với lòng biết ơn, niềm tự hào mà không thấy lòng xót xa, nghẹn đắng khi nhìn thấy cảnh những hàng cây tả tơi, tan hoang sau bão. Nắng ong ong. Nghe tiếng máy cưa cây mà ngỡ nghe những tiếng khóc, tiếng thở dài buồn đắng. “Ai hại không bằng trời hại”, vẫn biết rứa mà lòng vẫn cứ thao thức, trăn trở hoài.
Cây xanh đổ đầy trên đường Lê Lợi sau bão số 5. Ảnh: Ngọc Hà
Vì răng cây xanh lại đổ gãy nhiều đến như rứa? Vì lý do khách quan hay chủ quan? Giải pháp nào để bảo vệ, lưu giữ vẻ đẹp quý giá của thành phố Huế?
Vẫn biết đó là công việc của người có trách nhiệm, có chuyên môn nhưng mà cái ý nghĩ ấy cứ bám riết, ám ảnh hoài.
Hình ảnh những cây cao bóng cả bật gốc, gãy ngang thân, giơ những cánh tay xương xẩu, rỉ máu lại khiến tôi thấy khó ngủ.
Cơn bão số 5 đánh thẳng vô Huế. Đó là là thiên tai. Khó tránh được sự tàn phá của cuồng phong. Ừ thì trời hại. Là nguyên nhân khách quan.
Nhưng cơn bão đi qua, trong nỗi đau, sự mất mát, cũng phải nhìn nhận lại tất cả những thiếu sót, sai lầm đến từ con người, những nguyên nhân chủ quan.
Sau bão. Có những cây cổ thụ hàng trăm tuổi vẫn vững vàng, kiên cường qua bão giông. Các loại cây như cây xà cừ, cây long não, cây muối... vẫn xanh ngời ( Dù có thể đôi cây bị tước cành, rụng lá). Ai đã chọn và trồng loài cây này, quả là người có tâm, có tầm. Người dân thành phố Huế xưa và nay hẳn phải tri ân sâu sắc.
Bài học sau bão cho những nhà chuyên môn là nên chọn loài cây này. Và hơn thế, nên ươm trồng từ lúc cây còn bé, rễ sẽ bám chặt vào lòng đất, rễ sâu thì gốc mới bền.
Từ hàng loạt cây đổ trong thành phố, đa phần là những cây đã lớn mới bứng về trồng, tôi nhìn thấy rất nhiều cây đổ còn nguyên bầu đất cũ, kể cả dây dợ bao quanh. Gốc đã bị gọt, đất vỉa hè dành trồng cây lại khá nhỏ. Nếu trồng những loại có bộ rễ lớn, chắc khoẻ chắc sẽ làm bật tung lớp gạch đá lát vỉa hè bao quanh. Đất chật, cây mới, bóng mát rộng, hậu quả là gió thổi mạnh, cây đổ tơi bời. Chưa kể là người chết, tường nhà đổ vỡ. Đúng mà, cái gì cũng có thể giả, nhưng cây xanh thì không làm giả, không ẩu được.
Cây cần có thời gian, không gian và sự chi chút, ân cần chăm sóc của con người.
Bạn tôi là người có chuyên môn, khi tôi hỏi, bạn cho biết:
- Cần lựa chọn cây, ưu tiên cho cây bản địa
- Cần sử dụng những bậc thầy khả kính, tâm huyết cho cây đường phố và cây công viên.
...
Nhói lòng vì cây đổ gãy sau bão, tôi cứ trăn trở mãi với những câu hỏi làm thế nào để hạn chế sự thiệt hại của cây cối, giữ lấy màu xanh cổ kính cho Huế.
Có lẽ cơn bão lòng này không của riêng tôi.
Triền Thảo
-
Đồng cảm sâu sắc với tác giả. Nhìn lớp lớp cây ngã đổ xót lắm. Huế có nhiều con đường rợp mát bóng cây. Cây vài chục năm tuổi bị bật gốc để rồi bị xẻ thịt. Tiếc lắm!<br /> Rồi nắng hè sẽ chan chát trên đầu người lại qua trên phố mà lẽ ra còn cây đôi khi quên đội nón cũng không sao.<br /> Triền Thảo nói đúng, do con người phần nhiều. Trồng cây có tính toán, rễ chắc cắm sâu vào đất dễ gì bật gốc.Trước bão nếu được tỉa bớt cành chắc nhiều cây không ngã đổ như thế.
Dương Thanh Huyền - Cách đây 2 năm
- Tặng xe điện cho người khuyết tật hai tay (19/08)
- Dân dã món rạm đồng xay của mẹ (19/08)
- Nắng ấm Phú Gia (19/08)
- Lao động dưới nắng nóng (18/08)
- Căng da mặt đẹp căng mịn như tuổi 30 (18/08)
- Mùa hồng chín bên hiên (18/08)
- Để người lao động không dính “tín dụng đen” (18/08)
- Có một “góc thành Huế” chưa phải ai cũng biết (17/08)
-
Nắng ấm Phú Gia
- Có một “góc thành Huế” chưa phải ai cũng biết
- Đưa cây xanh vào nhà
- Những ngôi nhà ấm áp trao tặng người nghèo
- Phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Nhiều giải pháp
- Cơ hội nhận “lương hưu” của người lao động tự do
- Những “bông hoa thiện nguyện”
- Tiếp sức đến trường cho con của người lao động
- Sớm mai quét lá
- Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau: “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”
-
Có một “góc thành Huế” chưa phải ai cũng biết
- Xứ Huế lên tranh anime
- Đưa cây xanh vào nhà
- Xôn xao mùa tử vi nở
- Mùa tát bàu
- Đổi đời nhờ nuôi trồng thủy sản
- Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh và tiết kiệm
- Đêm văn nghệ khuyến học
- Mùa hồng chín bên hiên
- Để người lao động không dính “tín dụng đen”